Ảnh minh hoạ
Nghị định mới này sẽ thay thế cho Nghị định 41 trước đây và được xem là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân, qua đó góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Nghị định 55 sẽ tách bạch hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn sẽ được các ngân hàng thương mại đảm nhận. Đồng thời, Nghị định 55 cũng sẽ mở rộng đối tượng cho vay, chứ không chỉ khu biệt chỉ ở khu vực nông thôn mới được vay vốn.
Ngoài ra, Nghị định mới cũng sẽ nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên gấp từ 1,5 - 2 lần so với trước. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình có thể vay tối đa 100 triệu đồng và 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại.
Những đối tượng, lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp như chủ trang trại nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, liên hiệp hợp tác xã được áp dụng các mức cho vay, không có tài sản bảo đảm từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng.
Nghị định 55 cũng sẽ khuyến khích phát triển việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Những mô hình này có thể được vay đến 70-80% giá trị dự án sản xuất mà không cần tài sản đảm bảo.
Theo vtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn