23:59 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dân khổ vì tỉnh "ngại" thu hồi đất dự án Vinashin

Thứ bảy - 21/07/2012 03:54
Yên Dũng có hàng trăm ha đất giải phóng mặt bằng rồi để cỏ mọc hoang cả chục năm nay, nhưng UBND tỉnh Bắc Giang vẫn quyết định thu hồi hàng chục ha đất hai vụ lúa để xây dựng nhà máy sản xuất...

Có chuyện này bởi tỉnh “ngại” thu hồi lại đất của dự án Vinashin.

Không còn đất vì... container

Nhà nước quyết giữ hơn 3,8 triệu ha đất lúa để duy trì sinh kế của người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực. Vậy nhưng người nông dân ở xã Tiền Phong (Yên Dũng, Bắc Giang) vừa mất nốt diện tích đất trồng 2 vụ lúa, một vụ mùa cuối cùng.

Người dân thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong xót xa vì mất đất 2 lúa. Ảnh chụp tháng 1.2012.

Bên chân cầu Xương Giang (Bắc Giang) có một nhóm phụ nữ ngày nào cũng tụ tập, hỏi chuyện thì chị Thanh, đại diện cho cả nhóm cười như mếu: “Có phải ngồi hóng hớt đâu mà anh cười. Ngồi chờ người gọi đi xúc cát thuê! Có bao đất “nộp” hết cho “ông” Công – ten – nơ của Vinashin rồi còn đâu”. Những ngày tụ tập bên chân cầu của những người phụ nữ xã Tiền Phong này đã kéo dài 10 năm nay. Tại đây có tới hơn 500 hộ dân lâm vào cảnh “ngồi chơi bên đất bị bỏ hoang”.

Đưa chúng tôi đi thăm mảnh đất của mình (trước đây) trong khu công nghiệp, ông Nguyễn Văn Biếm (thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong) xót xa cho biết: “Từ 2003 đến nay đã có 3 dự án, lấy mất 4 sào ruộng của nhà tôi. Dự án của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn sẽ lấy tiếp 2 sào ruộng nữa, gia đình chẳng còn đất canh tác. Giờ chúng tôi đã ngoài 50 tuổi rồi, chỉ biết làm ruộng nên nếu không còn đất biết làm gì để sống?”.

Từ năm 2003 đến 2007, khu vực này đã bị thu hồi 110ha đất nông nghiệp để triển khai các dự án (trong đó, phần lớn diện tích để dành cho Vinashin xây dựng cơ sở sản xuất container). Tuy nhiên, Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thuỷ Bắc Giang (Vinashin) sau khi giải phóng mặt bằng, xây tường bao và vài công trình hạ tầng lấy lệ rồi… để cỏ mọc đến tận bây giờ.

Giờ đây, dự án sản xuất của Công ty Thạch Bàn lại lấy đi cánh đồng 2 vụ lúa cuối cùng của thôn, trong khi dự án của Vinashin bỏ hoang trước đó đã đủ thời hạn để thu hồi mà vẫn không thấy thu hồi.

Dân khổ, chính quyền cũng khó xử

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Hà Giang - Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Yên Dũng - cho biết: Dự án của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn nằm trong khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng. Ngày 9.1.2012, Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại địa điểm N3 CX4 với tổng diện tích 244.458m2 với hình thức cho thuê không quá 50 năm, tổng vốn đầu tư 641 tỷ đồng. Ông Giang cũng cho biết, cơ bản diện tích đất này là đất 2 lúa và một vụ màu ăn chắc.

Còn ông Hoàng Văn Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho hay: Khi Công ty Thạch Bàn về đầu tư tại Yên Dũng, huyện cũng đặt vấn đề lấy đất của các dự án đã thu hồi đất trước đó và đang bỏ hoang của Công ty Vinashin. “Với khu đất của Vinashin, chúng tôi đã đề xuất tỉnh có phương án thanh lý, đừng để hình ảnh phản cảm ngay khi đặt chân đến Yên Dũng” - ông Đức nói.

Tiền Phong là xã thuần nông có hơn 500 hộ dân. Vụ cưỡng chế thu hồi đất vừa qua tại đây là một điểm nóng của dư luận. Đã xảy ra xô xát giữa những người dân giữ đất nông nghiệp với lực lượng cưỡng chế (ngày 10. 1. 2012).

Tuy nhiên, theo ông Đức, muốn lấy khu đất của Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Bắc Giang thì cần có tính toán đầu tư và hội đồng thanh toán của tỉnh, còn việc này vượt quá thẩm quyền của UBND huyện Yên Dũng. Còn phía UBND tỉnh, những động thái liên quan đến việc thu hồi đất của Vinashin đến này vẫn đang “đóng băng”.

Giải thích việc không xin đất trong khu công nghiệp đang bỏ hoang mà chọn đất 2 lúa, ông Nguyễn Thế Cường - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn cho biết: “Chúng tôi là doanh nghiệp nên cần tính toán tới kinh tế, khi vào đầu tư có đàm phán với Vinashin để thuê lại nhưng họ đòi giá cao quá nên mới đề xuất lấy đất chưa giải phóng mặt bằng để sản xuất và tỉnh đã đồng ý. Chúng tôi là đơn vị đầu tư nên tất nhiên sẽ ưu tiên vấn đề kinh tế”.

Đằng sau những quyết định, “ưu tiên”... như vậy, chỉ người nông dân phải chịu thiệt!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 883583

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72566292