04:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gỡ khó cho ngành dệt may

Thứ hai - 17/09/2012 20:22
Ngành dệt may cần được gỡ khó toàn diện. Hiện nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn tìm kiếm đơn hàng mới và thu xếp vốn.
Khó từ nội địa khó ra
 
Dù tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với 9, 72 tỷ USD nhưng ngành dệt may vẫn tồn tại nhiều sóng ngầm về thị trường, đơn giá và vốn…Hiện nay, thành công lớn của ngành dệt may chủ yếu vẫn dựa vào gia công theo thiết kế sẵn của nhà nhập khẩu. Tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phát triển theo chiều rộng. Để tạo ra được giá trị kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, ngành dệt may cũng phải nhập về 1 số lượng nguyên phụ liệu chiếm hơn nửa. Đơn cử là bông, vải sợi phải nhập rất nhiều.
 
Nhưng, gạt qua khó khăn về chuỗi cung ứng hàng phụ trợ, khó khăn không thể không nêu tên là nguồn nhân lực. Việc tuyển dụng lao động cho ngành dệt may ngày một khó khăn. Dù việc áp dụng công nghệ dây chuyền hiện đại cũng không thể hoàn toàn thay thế con người.
 
Khó khăn kinh tế năm 2012 đã quét qua tất cả các ngành kinh tế, không trừ dệt may. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ thị trường - điều quyết định tốc độ tăng trưởng bình quân 10 -15% /năm của ngành dệt may khiến nhiều người trong cuộc lẫn cơ quan quản lý thận trọng. Cụ thể, sự sụt giảm liên tiếp về mặt lượng hàng cùng với vô vàn chính sách thuế không ổn định đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao. Từ nội địa, do nhu cầu mua sắm của người dân sụt giảm nên hàng tồn kho của doanh nghiệp phân phối tăng cao, kéo nhà sản xuất hoạt động không hết năng lực. Ra xa hơn, thị trường xuất khẩu đã không tăng trưởng ở mức 15-20% như dự kiến khiến cho việc tìm kiếm đơn hàng trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp dệt may không ký trước hợp đồng tính theo quý như trước, mà đơn thuần tính theo tháng. Trong khi đó chi phí tổ chức sản xuất và chi phí vận chuyển lại có nguy cơ tăng.
 
Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng: nếu nhìn từ 2011 kinh tế không lạm phát lớn, chủ yếu nhà nhập khẩu đi tìm nhà xuất khẩu. Nhưng năm nay thị trường Mỹ gặp phải vấn đề nợ công, thất nghiệp nên ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Đáng lưu ý là thị trường Mỹ và EU thời gian qua có mức tăng trưởng thấp hơn, riêng EU khủng hoảng đồng Euro đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xuất khẩu khiến cho nhiều khách hàng đã giảm đơn hàng, thậm chí những công ty bán lẻ phải đóng cửa.
 
Còn ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3 cho biết, lo lắng nhất hiện nay của doanh nghiệp dệt may là khả năng chính sách ân hạn thuế 275 ngày có thể bị hủy. Theo đó, hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải nộp thuế trước khi được thông quan, hoặc giải phóng hàng hóa, hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Thời hạn bảo lãnh tối đa 275 ngày. Trong thời hạn bảo lãnh, không bị phạt chậm nộp thuế. Điều này sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp phản ứng: trong khi việc tiếp cận vốn ngân hàng vẫn không dễ mà phải đóng tiền thuế nguyên liệu trước sẽ khiến cho doanh nghiệp khó gối đầu được vốn để phát triển.
 
Về "thể trạng” của ngành dệt may, Bộ Công thương đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc thu xếp vốn và tìm kiếm đơn hàng để phát triển sản xuất.
 
Giải pháp gỡ khó
 
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Dệt may đang trình Chính phủ cho phép ngành dệt may được miễn giảm hẳn thuế giá trị gia tăng trong vòng từ 3 - 6 tháng, đồng thời, tăng tỷ lệ được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu từ 10% hiện tại lên 15% nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm cả xuất khẩu lẫn nội địa.
 
Một chuyên gia trong ngành so sánh, lãi suất ngân hàng ở các nước lân cận ở mức 5%, (như Thái Lan, hay Trung Quốc); thậm chí có nước ở mức thấp hơn. Còn lãi suất ngân hàng tại Việt Nam lên tới 13 -15%. Với mức lãi suất này lại còn khó tiếp cận thì doanh nghiệp ngành nào cũng khó "tồn tại”. Để khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có lãi, tăng sức cạnh tranh thì cơ quan quản lý cần ưu đãi về thuế và phí.
 
Bên cạnh đó để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp đầu tiên vẫn là công tác thị trường. Ngoài thị trường truyền thống cần mở rộng thêm những thị trường mới, thị trường ngách để thúc đẩy xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại tới đây cũng phải làm tốt hơn nữa công tác tìm kiếm bạn hàng, chuẩn bị thông tin của các doanh nghiệp để tiếp cận thị trường đạt hiệu quả cao.
 
Ông Joachim Hensch, Chủ tịch Hiệp hội thiết kế may mặc và quản lý chất lượng quốc tế (IACDE) khẳng định, doanh nghiệp muốn tạo lợi thế cạnh tranh cần gia tăng kiểm soát chi phí, cải tiến trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, cải thiện tốc độ làm mẫu, thời gian sản xuất, độ tin cậy về giao hàng…
Đ.H
Nguồn:daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 520


Hôm nayHôm nay : 32841

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70874107