06:43 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hội thảo về đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam

Thứ sáu - 21/09/2012 21:13
Chiều 19/9, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo về “đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam”.
 
Thu hoạch càphê.

Theo đánh giá của các chuyên gia, càphê đang là cây trồng quan trọng trong sinh kế của người dân Tây Nguyên. Sản phẩm của cây càphê có tính thương mại hóa rất cao.


Theo dự báo, năm 2012, sản lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt con số kỷ lục 1,6 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ (90% số hộ canh tác dưới 2ha); 90% sản phẩm càphê sau thu hoạch chủ yếu được chế biến khô, trình độ thấp, quy mô nhỏ. So với yêu cầu chất lượng xuất khẩu, năng lực sơ chế chỉ đạt 20%; khâu tái chế (tinh chế) đạt 40%. 

Hầu hết càphê của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng nhân xô, không qua chế biến (chưa rang xay chiếm 99%), không có thương hiệu, không phân biệt giá. Điều này dẫn đến giá trị càphê xuất khẩu của Việt Nam đạt thấp so với sản lượng và thường xuyên bị ép giá.

Theo các chuyên gia, để nâng cao vị thế cũng như giá trị của ngành cà phê Việt Nam, việc cấp bách hiện nay là phải đổi mới tổ chức ngành càphê Việt Nam. Theo đó, ngành càphê Việt Nam nhanh chóng thực hiện mô hình hợp tác sản xuất và kinh doanh càphê. Sự hợp tác này được cụ thể hóa bằng việc phải thành lập các Hội đồng càphê, Hiệp hội người trồng càphê và Hiệp hội người kinh doanh càphê nhỏ. 

Thông qua sự hợp tác sản xuất và kinh doanh càphê, người trồng và kinh doanh càphê sẽ được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến để có sản phẩm càphê an toàn chất lượng cao; cung cấp dịch vụ gia công, chế biến, phương tiện chế biến, kho hàng…; đảm bảo đầu ra cho sản phẩm càphê. 

Khung sơ đồ tổ chức của Hội đồng càphê, Hiệp hội người trồng càphê, Hiệp hội các nhà kinh doanh nhỏ, cũng như kế hoạch hành động tổng thể để xây dựng các thể chế trên cũng đã được trình bày, đóng góp ý kiến và thống nhất phương án tại hội thảo này.

Nguồn: TTXVN

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 44161

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 855451

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72538160