20:05 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo nguồn vốn giúp thanh niên làm giàu

Thứ bảy - 09/03/2013 23:24
Nhiều bí thư chi đoàn phản ánh, muốn thu hút, tập hợp thanh niên nông thôn, tổ chức Đoàn cần quan tâm đến vấn đề hỗ trợ vốn vay, giải quyết việc làm cho lực lượng này. Khi có việc làm, thu nhập ổn định tại quê hương, không phải đi làm ăn xa thì họ mới có thể bám trụ ở địa phương, tích cực tham gia các phong trào Đoàn. Niềm tin "tổ chức Đoàn giúp thanh niên có việc làm" sẽ là động lực, cơ sở thiết thực đưa giới trẻ đến với tổ chức Đoàn, Hội.



Theo thống kê của Ban thanh niên nông thôn Thành đoàn Hà Nội, hiện nay vùng ngoại thành có hàng nghìn bạn trẻ có nhu cầu vay vốn, song vì nhiều lý do mà chưa được đáp ứng. Một mặt vì nguồn vốn ít, mặt khác việc xác định tiêu chí chủ hộ là đoàn viên, thanh niên chưa rõ ràng. Bởi đa số thanh niên hiện đang chung sống với gia đình, nếu mẹ vay vốn theo tiêu chuẩn Hội Phụ nữ, bố vay vốn theo tiêu chuẩn Hội Cựu chiến binh… thì họ sẽ không được vay vốn theo nguồn của Đoàn thanh niên nữa.
 

Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều thanh niên huyện Đông Anh đã vươn lên làm giàu cùng mô hình kinh tế trang trại. Ảnh: Khánh Nguyên
Với nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều thanh niên huyện Đông Anh đã vươn lên làm giàu cùng mô hình kinh tế trang trại. Ảnh: Khánh Nguyên


Khắc phục "điểm nghẽn" này, Thành đoàn Hà Nội đã đề xuất với UBND TP Hà Nội tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho đối tượng thanh niên. Trong hai năm 2011-2012, thành phố đã phân bổ 15 tỷ đồng cho Thành đoàn Hà Nội quản lý, cho các đối tượng thanh niên đủ tiêu chuẩn vay. Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội thẩm định, phê duyệt cho vay 83 dự án (dự án được vay cao nhất là 300 triệu đồng, thấp nhất là 80 triệu đồng); số lao động được giải quyết việc làm là 780 người (trong đó có 25 người khuyết tật, 29 người dân tộc ít người). Cùng với nguồn vốn vay từ Quỹ giải quyết việc làm của TP Hà Nội, Thành đoàn còn tạo thêm nguồn vốn vay từ Trung ương Đoàn với số tiền hơn 3 tỷ đồng giải ngân trong năm 2012. Nguồn vốn trên đều được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp thanh niên lập nghiệp ngay chính mảnh đất quê hương mình. Trong số đó, có chủ dự án hoàn vốn trước kỳ hạn, tạo điều kiện cho những thanh niên khác có nhu cầu được vay như đoàn viên Nguyễn Thị Hoàn (huyện Mê Linh), đã trả gần 50% vốn vay (150 triệu đồng). 

Phó Trưởng ban thanh niên nông thôn Thành đoàn Hà Nội Tạ Hồng Sơn cho biết, số vốn đã được giải ngân tập trung ở ngoại thành có nhiều đất canh tác, có khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng và có điều kiện phát triển kinh tế trang trại, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Qua kiểm tra định kỳ, các hộ đều triển khai nguồn vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh ổn định, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên trên địa bàn.

Mặc dù Thành đoàn Hà Nội đã rất nỗ lực tạo nguồn vốn, nhưng do lực lượng thanh niên khu vực ngoại thành khá đông, nhu cầu vay vốn lớn, nên vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu. Hiện nay, Thành đoàn đã có tờ trình với UBND TP Hà Nội tiếp tục bổ sung Quỹ vốn vay giải quyết việc làm TP Hà Nội do Đoàn quản lý năm 2013 thêm 10 tỷ đồng. Đối tượng giải ngân là các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây công nghiệp, lương thực, hoa màu, cây ăn quả; nuôi trồng thủy, hải sản, làm dịch vụ nhỏ… Mức cho vay tối đa 300 triệu đồng/cơ sở sản xuất kinh doanh; 20 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,65%/tháng. Cùng với đó, Thành đoàn Hà Nội cũng đã có tờ trình với Ban Bí thư Trung ương Đoàn xin duyệt bổ sung nguồn vốn vay giải quyết việc làm năm 2013 cho hai dự án được đánh giá là mô hình sản xuất kinh doanh giỏi 

tiêu biểu tại Hà Nội. Đó là dự án "Phát triển và sản xuất kinh doanh lồng chim bằng sắt" do đoàn viên Nguyễn Văn Hùng, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai làm chủ với số vốn đề xuất vay 350 triệu đồng để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất và nhà xưởng; dự án "Phát triển kinh tế trang trại nuôi cá, vịt, cấy lúa" do đoàn viên Nguyễn Văn Động, xã An Phú, huyện Mỹ Đức làm chủ với vốn đề xuất vay 300 triệu đồng. Ngoài ra, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các cơ sở Đoàn tích cực vận động các tổ, đội, nhóm giúp nhau phát triển kinh tế, cho nhau vay vốn không lấy lãi. 

Song song với việc huy động nguồn vốn vay, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Ban thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn và Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các dự án phát triển kinh tế của thanh niên. Qua đó, nâng cao uy tín của tổ chức Đoàn đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thiết thực góp phần bảo đảm hiệu quả đồng vốn, thúc đẩy thanh niên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tổ chức, việc làm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 583


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74393809