19:36 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiếp sức cho ngư dân bám biển

Thứ ba - 27/05/2014 05:16
Chính sách hỗ trợ theo Quyết định 24 (về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp) của tỉnh đã tiếp thêm nguồn lực quan trọng để “biến” những ước mơ vẫy vùng khơi xa của ngư dân tỉnh ta trở thành hiện thực.

 

Ngư dân ra khơi, bám biển

Về bãi ngang xã Thạch Bằng (Lộc Hà), chúng tôi được chứng kiến hàng chục con tàu công suất lớn từ vùng khơi trở về trong tiếng reo vui được mùa cá vụ Nam.

Tiếp sức cho ngư dân bám biển
Đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá xã Cẩm Nhượng chuẩn bị ngư cụ ra khơi bám biển. Ảnh: Vũ Viễn

Phó Chủ tịch UBND xã - Trần Đình Nhu cho biết: Cách đây 2 năm, tàu thuyền của Thạch Bằng quá lạc hậu, công suất nhỏ, chủ yếu đánh bắt hải sản vùng lộng, đời sống ngư dân bấp bênh. Sau khi có chính sách 24 của tỉnh hỗ trợ về đóng mới tàu thuyền, từ năm 2012 đến nay, bà con ngư dân Thạch Bằng mạnh dạn đầu tư đóng mới 19 tàu thuyền có công suất 90-280 CV khai thác đánh bắt xa bờ. Trong năm 2012-2013, xã đã nhận được 6 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ chính sách của tỉnh và huyện. Ngư dân có điều kiện vươn khơi, thay đổi nghề đánh bắt, nhờ đó, sản lượng và giá trị khai thác hải sản tăng gấp nhiều lần so với trước.

Lão ngư Ngô Văn Ngo (xóm Phú Mậu) tâm sự: Tui gắn bó với nghề đi biển đã từ lâu nhưng với phương tiện đánh bắt là những chiếc thuyền công suất nhỏ, quẩn quanh khai thác gần bờ, cũng tạm đủ nuôi sống gia đình. Muốn làm giàu chỉ có đóng tàu lớn để vươn khơi, bám biển... Và ước mơ trở thành hiện thực khi tỉnh có chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thuyền. Bán thuyền cũ, tui vay mượn đóng con tàu có công suất 170 CV, trị giá gần 800 triệu đồng (tỉnh và huyện hỗ trợ 400 triệu đồng). Từ khi “sắm” được tàu mới, khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đời sống gia đình khấm khá hơn”.

Close

Thuyện về Cửa Nhượng. Ảnh: Hương Thành

Theo Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Trần Xuân Hoàng, chính sách 24 của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền đã tác động rất lớn đến đời sống ngư dân vùng bãi ngang của các huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân... Khi chưa được hỗ trợ, toàn tỉnh chỉ có 32 tàu đánh bắt xa bờ, nhưng đến nay tăng lên 130 chiếc có công suất 90–320 CV. Năm 2011, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh đạt 27.000 tấn, đến năm 2013 tăng lên 31.500 tấn.

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập

Giáo dân Lê Xuân Phú (thôn 8, Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên) chủ con tàu 125 CV phấn khởi: Có được con tàu mơ ước này là nhờ chính sách hỗ trợ của tỉnh. Ngày trước, thuyền nhỏ chỉ 2 người, giờ có tàu lớn phải thuê thêm 5 lao động đi biển. Với nghề bẫy lồng ghẹ, ốc hương là những hải sản có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập cho chủ tàu hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến trở về. Mỗi lao động làm việc trên tàu đều có thu nhập 500.000 - 1 triệu đồng/ngày. Họ là những ngư dân địa phương, luôn cần cù, chịu khó nên thu nhập ổn định.

Tiếp sức cho ngư dân bám biển

Được tiếp sức từ chính sách 24, sản lượng khai thác hải sản của ngư dân ngày càng tăng

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc - Hoàng Xuân Hiệu cho biết: Cẩm Lộc có trên 200 tàu thuyền khai thác hải sản các loại, trong đó 10 tàu công suất từ 90 CV trở lên vừa được đóng mới trong năm 2013. Từ khi có đội tàu này, sản lượng khai thác hải sản của địa phương tăng vượt bậc, từ 800 lên 950 tấn. Đặc biệt, giải quyết việc làm cho người dân vùng biển, mỗi tàu đều có 6–8 lao động, thu nhập khá ổn định. Ngoài ra, khi tàu thuyền trở về còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ, buôn bán hải sản.

“Các chủ tàu thuyền được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh là những ngư dân thực thụ có “thâm niên” trong nghề đánh bắt hải sản. Họ đều có kinh nghiệm về thời tiết, ngư trường khai thác, kỹ thuật và mạnh dạn đổi mới phương thức đánh bắt mang lại giá trị, sản lượng cao, phát triển bền vững, Họ còn là thành viên trong tổ đội khai thác, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn trên biển và cùng chung tay bảo vệ chủ quyền vùng biển” - ông Trần Xuân Hoàng khẳng định.

Hữu Trung
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 930005

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71157320