20:10 EST Thứ tư, 18/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng cho tam nông: Cần đổi mới cơ chế điều hành

Thứ hai - 07/01/2013 04:38
Tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện qua các Nghị quyết, Nghị định của Đảng, Chính phủ, cùng các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của NHNN thì tam nông là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên với lãi suất rẻ hơn, điều kiện vay vốn cũng “mềm” hơn. Nhưng thực tế chưa như chỉ đạo và mong muốn!

Khó tiếp cận vốn vay ưu đãi

Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, các ngành, doanh nghiệp (DN) cũng như đông đảo người dân đều mong muốn Nhà nước hỗ trợ bằng nhiều giải pháp, trong đó có việc cho vay vốn ưu đãi. Nguyện vọng này nếu được đáp ứng, vốn vay ưu đãi sẽ được kéo dài thời hạn với lãi suất thấp hơn đáng kể so với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, có một thực tế là, hiện nay, nhiều nông dân khó tiếp cận vốn vay lãi suất thấp vì nhiều nguyên nhân.

Công bằng mà nói, khó khăn hiện thời của DN khác với khó khăn mang tính toàn diện và kéo dài của nông dân. Vất vả một nắng hai sương nhọc nhằn làm ra sản phẩm nhưng bà con luôn phải chịu nhiều thua thiệt, phải gánh chịu mất mát do tổn thất sau thu hoạch, do giá cả thị trường lên xuống thất thường dẫn đến tình trạng được giá thì mất mùa hoặc mất mùa thì được giá. Đó là chưa kể các chính sách hỗ trợ cho nông dân dù đã được ban hành nhiều nhưng không phải lúc nào bà con cũng tiếp cận được hoặc nếu có tiếp cận thì cũng không dễ dàng. Ví như Quyết định 63 của Chính phủ về chính sách cho nông dân vay vốn ưu đãi nhằm giảm thiểu thiệt hại sau thu hoạch, sau đó tiếp tục được sửa đổi bổ sung ở Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 dù đã được quy định rất rõ ràng về điều kiện vay vốn, lãi suất áp dụng, các tổ chức tín dụng tham gia nhưng không phải nông dân nào cũng được tiếp cận. Nói cách khác, muốn được vay vốn, bà con phải “lách mình qua khe cửa hẹp” với khá nhiều quy định, thủ tục. Thực tế, từ khi có Quyết định 63 đến nay, có lẽ chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) là tích cực thực hiện cho vay vốn theo chủ trương này. Từ quý 3/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bổ sung thêm 4 ngân hàng thương mại cùng thực hiện Quyết định 63 của Chính phủ gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) nhưng việc tiếp cận vốn không vì thế mà dễ dàng hơn.

Theo quy định, hộ nông dân vay vốn ưu đãi chương trình này được hỗ trợ 100% lãi suất trong thời hạn 2 năm, kể từ năm thứ ba trở đi chỉ phải trả 50% lãi suất. Tổng mức cho vay tương ứng 100% giá trị hàng hóa do hộ nông dân mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất và thu hoạch. Đối tượng được vay là tất cả hộ nông dân trên mọi vùng miền, tập trung chủ yếu ở những địa bàn chuyên thâm canh tạo ra nguồn hàng nông sản có khối lượng lớn.

Tuy nhiên, một trong những điều kiện được vay vốn là nông dân phải mua máy móc, thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa trên 60%, điều này vô tình “làm khó” bà con. Một số nông dân phản ánh: Máy nội địa ít được lựa chọn do chất lượng thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dễ gặp sự cố, khó sửa chữa…, trong khi máy cùng loại nhập từ nước ngoài tuy có giá cao hơn nhưng chất lượng vượt trội, dễ sử dụng, hiệu suất cao hơn.

Đơn cử như tại Đồng Tháp, một trong những trung tâm sản xuất lúa gạo của cả nước, vụ đông xuân vừa qua, nông dân trong tỉnh đã vay vốn ngân hàng mua hàng trăm máy gặt đập liên hợp nhưng số hộ được vay vốn theo Quyết định 63 chỉ chiếm khoảng 10%, số còn lại là vay vốn với lãi suất thương mại để mua thiết bị nhập ngoại. Ở huyện Tam Nông, sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định 63, chỉ có 2 hộ nông dân được vay lãi suất ưu đãi đặc biệt.

 

Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi khi mua sắm máy móc nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

 

Còn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có tổ chức, cá nhân nào được vay vốn với lãi suất ưu đãi mua sắm máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Với thực tế này, nếu không thay đổi cách điều hành theo cơ chế thị trường, tình trạng nông dân không thể tiếp cận vốn vay ưu đãi sẽ tiếp tục kéo dài và các chính sách phục vụ tam nông không thể phát huy tác dụng. Ngân hàng luôn có những lý lẽ của riêng, nhưng điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải có những động thái tích cực để chính sách đi vào cuộc sống.

Cần thêm “bạn” đồng hành

Cùng với chỉ đạo cho nông dân vay mua sắm thiết bị máy móc, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành đưa ra chiến lược cho từng mặt hàng nông - thủy sản. Trước đó, trong bối cảnh DN và người chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn, thua lỗ nặng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vay cũ. Nhưng số lượng cá nhân, tổ chức được tiếp cận nguồn vốn vẫn rất khiêm tốn so với nhu cầu và thực tế chỉ có Agribank là tích cực vào cuộc.

Tính đến ngày 31/10/2012, tổng dư nợ cho vay của Agribank, cả ngoại tệ quy đổi VND đạt 469.340 tỷ đồng, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 306.695 tỷ đồng, chiếm gần 70%. Dư nợ cho vay theo các chương trình đều tăng trưởng tốt so với cuối năm 2011: Cho vay thu mua, chế biến xuất khẩu thủy sản 23.437 tỷ đồng, tăng 2.960 tỷ đồng (tăng 14,4%); cho vay ngành lương thực 15.449 tỷ đồng, tăng 1.452 tỷ đồng (tăng 10,3%); cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê 9.204 tỷ đồng, tăng 646 tỷ đồng (tăng 7,5%); cho vay chăn nuôi 56.771 tỷ đồng, tăng 9.521 tỷ đồng (tăng 20%)…

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, từ giữa tháng 7/2012, tất cả các khoản vay cũ đã được ngân hàng giảm lãi suất về mức 15%/năm. Riêng đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DN nhỏ và vừa), lãi suất cho vay tối đa là 11%/năm. Với đợt giảm lãi suất sâu, rộng này, doanh thu của Agribank năm 2012 giảm khoảng 8.500 tỷ đồng.

Còn theo số liệu của NHNN tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thấy, doanh số cho vay (số vốn cho vay đã được giải ngân) trong 9 tháng đầu năm 2012 đối với lĩnh vực nuôi, trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38.218 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 35.907 tỷ đồng; dư nợ cho vay đến ngày 30/9/2012 đạt 20.784 tỷ đồng, tăng 14,03% so với dư nợ cho vay cuối năm 2011. Số khách hàng còn dư nợ tính đến thời điểm này là 5.962 lượt hộ dân và 282 lượt doanh nghiệp.

Những con số trên cho thấy, ngành ngân hàng đang là một trong những “bà đỡ” hiệu quả, nỗ lực “chung lưng đấu cật” với khó khăn của nông dân nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, số vốn trên vẫn chỉ như “muối bỏ biến” so với nhu cầu của nông dân.

Đến nay, không chỉ Agribank mà hầu hết các ngân hàng đều có các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. NHNN cũng đã giao nhiệm vụ cho Agribank tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng tại khu vực tam nông từ 67% lên 80%, đồng thời khuyến khích các ngân hàng thương mại khác dành 20% dư nợ cho vay lĩnh vực này.

Đặc biệt, mới đây, NHNN đã có văn bản yêu cầu lãnh đạo các đơn vị Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank và MHB chỉ đạo việc cho vay đối với lĩnh vực tam nông. Theo đó, với khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi sẽ được vay với mức lãi suất tối đa không quá 11%/năm mà không phụ thuộc vào việc khách hàng có dư nợ cũ đã được cơ cấu lại.

Nhìn lại năm 2011, mặc dù tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 13%, nhưng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn tăng trưởng trên 25%. Năm 2012, tuy tín dụng toàn nền kinh tế đến hết tháng 6 tăng không đáng kể, nhưng tín dụng cho tam nông đến nay đã đạt 518.120 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2011.

Một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh, cho vay tam nông, nhất là phục vụ bà con nông dân tuy thường chỉ là món vay nhỏ, nhưng trong bối cảnh đẩy tín dụng ra rất khó khăn, thì các nhà băng cũng phải “năng nhặt chặt bị”. Còn theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, thời gian tới, tín dụng cho khu vực tam nông sẽ tiếp tục tăng.

Trần Trọng Triết

(Kinhtenongthon.com.vn)

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chỉ đạo

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 40938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 784612

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72467321