Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) phải làm rõ chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành hợp tác xã, đồng thời đảm bảo chức năng xã hội là nơi để tập hợp những người yếu thế tương trợ lẫn nhau phát triển sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) các địa phương đều ủng hộ việc nới rộng quy định cho vay hộ cận nghèo để họ có cơ hội phát triển sản xuất, từ đó thoát nghèo bền vững.
Nghị định 41/2010/NĐ-CP về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được hy vọng sẽ mở ra cơ hội giải cơn khát vốn cho nông dân. Tuy nhiên, tiếp cận được nguồn vốn này không đơn giản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo thông tư hướng dẫn tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Gần đây, dư luận nói nhiều đến chuyện những cái chợ trong chương trình xây dựng nông thôn mới của nhiều tỉnh sau khi xây xong bỏ hoang, làm chỗ ở cho trâu bò, gây lãng phí và tạo nên bức xúc trong dư luận. Nhưng, câu chuyện đất khu công nghiệp (KCN) bỏ hoang, làm nơi trồng rau mầu của nông dân ở nhiều tỉnh phía Nam lại một lần nữa khiến người ta đặt câu hỏi: Vậy, KCN để làm gì khi mà thu hồi đất lúa, đền bù cho nông dân xong lại cho thuê lại để… làm đúng cái việc mà nông dân vẫn làm lúc trước: Trồng lúa. Câu chuyện thật như đùa ấy đang xảy ra ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ…
Trao đổi với chúng tôi xung quanh việc một số đơn vị Hội Làm vườn (HLV) đổi tên thành HLV và Trang trại, GS.TS. Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương HLV Việt Nam cho rằng, điều đó đang phản ánh thực tế phát triển của loại hình kinh tế trang trại ở các địa phương khi sản xuất theo hướng hàng hóa và liên kết để nâng cao sức cạnh tranh đang là nhu cầu có thực của không ít nông dân.
Ông Lê Minh Hiệp (ấp Nhơn Trị, xã Nhơn Thạnh Trung, TP Tân An, Long An) là một trong hàng ngàn hộ vừa được tỉnh trả đất trồng lúa. Ông bảo 10 năm bị “treo” đất, cuộc sống gia đình ông như bị trói chân trói tay.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian tới Bộ sẽ kết hợp với các Bộ, ngành khác triển khai một số chính sách hỗ trợ vốn vay cho ngư dân hiện đại hóa hệ thống tàu cá.
Để đánh bắt cá ngừ đạt sản lượng cao, ngư dân cần nâng cao chất lượng bảo quản trên các tàu thuyền, tập trung khai thác cá ngừ vằn bằng lưới vây...
Dự thảo mới về chính sách tạm trữ lúa gạo do Bộ NN&PTNT chủ trì soạn thảo được mong đợi sẽ giải quyết những bất cập trong tạm trữ hiện nay và quan trọng là nông dân được hưởng lợi.
Năm 2011, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% và xu hướng giảm vẫn đang tiếp diễn. Vấn đề đặt ra là, cần thay đổi tư duy để thu hút vốn cho nông nghiệp.
Bộ NNPTNT đề xuất: Khối lượng tạm trữ vụ đông xuân tối đa 1 triệu tấn quy gạo, vụ hè thu tối đa 1,5 triệu tấn quy gạo/năm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về chủ trương tạm trữ lúa gạo, chiều 7-8, tại Kiên Giang, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng chủ trì hội nghị lấy ý kiến lãnh đạo các địa phương khu vực ĐBSCL về quy chế tạm trữ lúa, gạo hỗ trợ trực tiếp hộ nông dân trồng lúa.
Mỗi năm đóng góp 1/5 trong ngân sách TP, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (HTX TM - DV, CN - TTCN) ngày càng khẳng định vai trò giải quyết việc làm, phát triển kinh tế nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội.
- Mặc dù cá tra được xác định là một trong những mặt hàng chiến lược của quốc gia nhưng chưa bao giờ, nghề nuôi cá tra lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá thức ăn tăng cao, thị trường ế ẩm, doanh nghiệp (DN) thi nhau nợ tiền mua cá khiến bà con liên tục thua lỗ, phải treo ao hết vụ này sang vụ khác…
Ngày 31.7, tại hội thảo về định hướng phát triển ngành chè VN, ông Nguyễn Duy Thịnh (Đại học Bách khoa Hà Nội) và các cộng sự cho biết VN đứng trong 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, nhưng giá chè xuất khẩu chỉ bằng 60% giá thế giới.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN vừa trình Chính phủ một số chính sách cấp bách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo đó về sản xuất tiêu thụ cá tra, đối với các hộ đang nuôi cá chưa tới kỳ thu hoạch có hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp được vay tối đa 60% chi phí nuôi với lãi suất 0,65%/tháng trong thời hạn sáu tháng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2012.
Doanh nghiệp gặp khó còn có thể than thở và kiến nghị Bộ này, Hội nọ giải cứu, còn nhà nông gặp khó liệu biết cầu cứu ai đây?
Ngày 25/7, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.