Trong một bài báo gần đây, Tiến sĩ John Benzie, người dẫn đầu tổ chức về nghiên cứu tính di truyền, giới thiệu về giống cá rô phi cải tiến gen mới nhất (GIFT) của WorldFish (thế hệ thứ 16) và lựa chọn nhân giống để tăng trưởng nhanh hơn nhưng vẫn mang lại lợi ích cao. Thế hệ mới nhất được phát triển ở Malaysia tăng gấp đôi so với thế hệ cá lai đầu tiên. Trong năm 2016, WorldFish đã gửi giống cá bột thế hệ mới nhất này đến Trung tâm Nuôi trồng Thuỷ sản Rajiv Gandhi (RGCA) ở Ấn Độ và tới Cục Thủy sản ở Myanmar để đẩy mạnh chương trình nhân giống.
Trong khi đó, giống sản xuất tại Abbassa, ở Ai Cập, hiện đang ở thế hệ thứ 13 của nó, cũng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ.
Các dòng cá rô phi cải tiến đang lan rộng nhanh chóng. Hơn 70% sản lượng cá rô phi là Philippines hiện nay là GIFT, khoảng 50% ở Thái Lan và 20% ở Việt Nam.
Tiềm năng nuôi cá chép
Dự án nhân giống các loài cá chép đang ở giai đoạn bắt đầu, hiện tại đang đi vào sản xuất thế hệ cá chép cải tiến đầu tiên cũng như thành lập các quần thể cá catla và cá chép bạc. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong chương trình chọn giống.
Vào năm 2015, dự án bắt đầu nghiên cứu về biến đổi gen để chuyển đổi thức ăn trong dòng GIFT. Dự án ở Ai Cập cho thấy chủng Abbassa được cải tiến cần ít thức ăn hơn để đạt được mức tăng trưởng về giống như giống địa phương. Vào năm 2017, lần đầu tiên dự án đưa ra một bài báo mô tả một cách tiếp cận để đo tính hiệu quả sử dụng thức ăn của cá nuôi.
Dự án mang tên “Cải thiện nền tảng công nghệ cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững” do Ủy ban châu Âu và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn