03:07 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 04 tháng 10 năm 2016

Thứ ba - 04/10/2016 21:00
Trong ngày 04/10/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Nghi Xuân thẩm định hỗ trợ thiệt hại 1.114 tàu cá – Tác giả Anh Tấn: Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, toàn huyện hiện có 1.114 tàu thuyền các loại, 5.689 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường biển và có 206 lao động ảnh hưởng gián tiếp, thuộc các xã: Cương Gián, Xuân Liên, Xuân Viên, Xuân Hội...
 
Chợ Hồng Lĩnh bắt đầu đi vào hoạt động từ 16/10 – Tác giả Dương Minh: Trong thời gian 3 ngày (3-5/10), Công ty TNHH Như Nam tổ chức bốc thăm chia ki-ốt cho 700 hộ kinh doanh tại chợ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Theo kế hoạch, từ ngày 6-18/10, Công ty TNHH Như Nam sẽ tiến hành bàn giao ki-ốt cho các hộ kinh doanh. Dự kiến, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ Hồng Lĩnh sẽ được bắt đầu từ ngày 16/10.

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Nữ tỷ phú vùng cao lái ô tô đi... bán cá giống – Tác giả Việt Phương: Bà Hoàng Thị Chắp, xã Cốc San, huyện Bát Xát (Lào Cai)  đã gây dựng nên trại nhân nuôi cung cấp cá giống cho nhiều chủ trang trại thủy sản lớn khắp miền Bắc. Đầu những năm 1990 gia đình bà nhận bàn giao từ trại cá giống tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) - tiền thân của Hợp tác xã Cốc San 2,3ha ao về để nuôi cá, trong đó có 1,2ha mặt nước ương nuôi cá giống các loại. Đến nay, mỗi năm, gia đình bà Chắp ương nuôi và bán ra thị trường 3-4 lứa cá giống, mỗi lứa 3 triệu con  các loại, đạt doanh thu khoảng 3,6 tỷ đồng, lãi ròng hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay trại cá của gia đình bà Chắp có 8 lao động thường xuyên với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.

Tôn vinh nông dân năng động, hướng tới nền nông nghiệp thông minh – Tác giả Đức Thịnh: Tối 2.10, Trung ương HND Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ TTT, Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Nông dân với Công nghệ thông tin” năm 2016. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức với sự tham dự của 63 thí sinh xuất sắc nhất là những nhà nông đến từ 63 tỉnh, thành. Họ là những nông dân đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào  sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu, khám phá Internet phục vụ việc tiếp thị và tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình.

Ông chủ nho Ba Mọi tiết lộ quy trình trồng siêu sạch – Tác giả Công Tâm: Ông Nguyễn Văn Mọi – chủ trang trại nho Ba Mọi (thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một nông dân điển hình làm  giống nho tươi, ngon và sạch.Trang trại nho của ông Mọi đang thực hiện khá thành công quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện, trang trại đang cung cấp bình quân 150 – 200 tấn nho tươi cho thị trường TP.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, ông cũng đang thử nghiệm quy trình dùng bao để bọc những chùm nho xanh cho vườn nho và kết quả ban đầu rất khả quan.

Lúa TBR 225 “lấn sân” – Tác giả Trần Thị Liên: Qua nhiều vụ trình diễn, vụ mùa 2016 huyện Nam Sách (Hải Dương) đã mở rộng diện tích giống lúa TBR 225 đáp ứng được các nhu cầu của nông dân. TBR 225 được công nhận là giống quốc gia năm 2015, có đặc tính quý như TGST ngắn (vụ mùa 100-105 ngày), đẻ nhánh khỏe, lá đứng, cứng cây, trổ bông tập trung, bông to dài, thích ứng rộng, khả năng chống chịu với bất lợi thời tiết và sâu bệnh khá tốt. Giống có tiềm năng và năng suất khá cao (70 – 75 tạ/ha).

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:   

Đông Cuông cán đích từ phát huy tối đa nội lực – Tác giả Thái Sinh: Xã Đông Cuông (Văn Yên, Yên Bái) vừa công bố đạt chuẩn NTM. Đây chính là nỗ lực của người dân trong việc làm thay đổi một vùng quê. Từ một xã thuần nông, xã đã phát triển đa dạng ngành nghề sản xuất, hăng hái tham gia xây dựng NTM. Tổng kinh phí xây dựng NTM xã đã đầu tư là 233,8 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 162,8 tỷ đồng (chiếm 69,6%).

Sản xuất lúa giống bằng phương pháp cấy máy – Tác giả Kim Sơ: Nhằm nâng cao chất lượng hạt giống, giải phóng sức lao động con người, vụ HT 2016, Cty CP Giống cây trồng Nha Hồ đã triển khai mô hình sản xuất lúa giống An Sinh 1399 và Chế biến 3988 bằng phương pháp cấy máy. Giống An Sinh 1399 được SX hạt giống nguyên chủng và cấy bằng máy chỉ với số lượng hạt giống 50kg/ha, năng suất bình quân vụ HT đạt 50-60 tạ/ha, vụ ĐX 70-95 tạ/ha; khả năng đẻ giống trung bình 250-300 bông/m2,số hạt chắc trên bông 110-125 hạt. Giống lúa 3988 khả năng đẻ nhánh từ 250-300 bông/m2; số hạt chắc/bông 120-130 hạt. Năng suất bình quân ĐX 70-80 tạ/ha, vụ HT 65-70 tạ/ha.

Bưởi Diễn mang lại khởi sắc cho bản làng – Tác giả Đồng Văn Thưởng: Đông Bo (xã Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên) được nhắc đến rất nhiều bởi chính những người đã gắn bó với bản và mang một giống cây về cắm bản: Cây bưởi Diễn. Cây bưởi Diễn đã gắn bó với người dân nơi đây từ năm 1970. Vừa qua, UBND huyện Võ Nhai đã xây dựng dự án Phát triển một số loại cây ăn quả của huyện giai đoạn 2016-2020. Theo đó, cây bưởi Diễn Tràn Xá là một trong những loại cây được ưu tiên quy hoạch, hỗ trợ để phát triển ổn định bền vững.

Sóc Trăng: Lồng ghép nuôi trồng thủy sản – Tác giả Hưng Phú, TB: Mô hình trồng giống rong nho trong ao tôm là mô hình mới được một số địa phương ở vùng biển NTB nhân rộng, vốn đầu tư ít, thu hoạch sau 45 ngày. Sản phẩm tươi sau thu hoạch bán tại ao khoảng 100.000đ/kg, sau đó sấy khô đóng gói xuất khẩu sang Nhật Bản. Hay mô hình nuôi cá rô phi kết hợp nuôi tôm cho hiệu quả cao. Thời gian tới sẽ thử nghiệm mô hình nuôi cá dìa trong ao tôm.

Chính quyền chậm chân, dân đào giếng chống hạn sau 1 năm chưa có tiền hỗ trợ - Tác giả Trần Hạ Môn: Hơn 1 năm qua, số tiền UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ người dân xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn) khoan, đào giếng chống hạn trong SX nông nghiệp và dân sinh vụ hè thu và vụ mùa 2015 vẫn chưa đến tay người dân. Ông Giả Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu trần tình: Năm 2015, UB xã thay đổi cán bộ nên việc lập hồ sơ, tổng kết kết quả khoan, đào giống của những hộ dân được hỗ trợ bị bỏ lơ. Đến khi bắt tay vào làm hồ sơ do chuyển lên thị xã nhiều lần nên khi hoàn chình bị muộn. Ông cũng cho biết hiện UBND TX An Nhơn đã trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết hỗ trợ kinh phí cho 94 hộ dân từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2016.

 
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 280

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 32361

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72774330