Trong ngày 06/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:
- Hiện tượng cá chết trên sông Cày là do sốc nước? – Tác giả Trâm Oanh: Tối 29/8/2016, dọc bờ sông Cày, thuộc thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh) xảy ra hiện tượng cá chết bất thường. Qua tìm hiểu cho thấy, hiện tượng cá chết trên sông Cày có thể là do sốc nước chứ không liên quan đến sự cố môi trường biển như nhiều người đồn đoán. Ông Phan Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản cho biết đơn vị đã tiến hành lấy mẫu và gửi về Viện An toàn thực phẩm Quốc gia để xét nghiệm, sớm có câu trả lời chính xác đến người dân. Để tránh những tin đồn thất thiệt xung quanh hiện tượng này, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần sớm làm rõ nguyên nhân, thông tin để người dân khỏi hoang mang, lo lắng.
- Cùng người dân vượt khó – Tác giả Anh Thư: Để giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống sau sự cố môi trường biển. thời gian qua huyện Lộc Hà đã có nhiều giải pháp tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân đựa trên lợi thế của mỗi địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Nhàn cho biết: Quyết tâm mở rộng diện tích vụ mùa là một trong những giai pháp hàng đầu UBND huyện hướng tới để góp phần tăng sản lượng lương thực cho người dân. Cùng với sự chỉ đạo, huyện còn trích ngân sách hỗ trợ tiền lấy nước và động viên các xã hỗ trợ một phần về giốn, công cày bừa...” (Các xã Thịnh Lộc, Bình Lộc, An Lộc...). Huyện cũng chỉ đạo một số xã khảo sát những nơi diện tích hoang hoá có hể nuôi trồng thuỷ sản để chuyển đôi mục đíc sử dụng, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất (xã Hộ Độ chuyển 30ha đồng muối bỏ hoang sang nuôi trồng thuỷ sản’ xã Ích Hậu dự kiến đầu tư khoảng 50 tỷ đồng phát triển Khu nuôi trồng thuỷ sản với quy mô 35ha). Ở các xã Thạch Bằng, Thạch Kim huyện có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn để tiếp tục vươn khơi bám biển. Đồng thời huyện cũng rà soát số học sinh trong độ tuổi đi học là con em của những gia đình bị ảnh hưởng nặng nề từ sự cố môi trường biển để có phương án hỗ trợ kịp thời, phấn đầu không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học. Sự quyết tâm đồng hanh vượt khó của Lộc Hà với người dân đã tạo niềm tin, động lực cho bà con ổn định cuộc sống.
- 1.792 lượt khách hàng vay vốn mua máy nông nghiệp – Tác giả Tuệ Anh: Thực hiện chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch theo QĐ số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phỉ, toàn tỉnh đã thực hiện cho vay 214,22 tỷ đồng cho 1.792 lượt khách hàng mua máy nông nghiệp. Số lãi vay được hỗ trợ là 15.7 tỷ.
- Đức Thọ: Cấp trên 93 tấn xi măng làm kênh mương nội đồng – Tác giả Vũ Dũng: Từ đầu năm đến nay huyện đã cấp trên 93 tấn xi măng, theo đó các xã đã tiến hành nạo vét, xây dựng mới 6,5km kênh mương nội đồng. Các xã đã làm được khối lượng lớn như: Đức Lạc, Đức Dũng, Liên Minh...
2/ Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:
- Thu nhập cao từ rong sụn – Tác giả Công Tâm: Hàng chục hộ dân ở một số địa phương ở Ninh Thuận và Khánh Hòa (như xã Phước Diêm, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam; xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) ăn nên làm ra nhờ trồng rong. Rong sụn là loại thực vật dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao. Cây sinh trưởng phát triển nhanh, 1 tấn giống ban đầu nếu trồng đúng kỹ thuật và gặp thời tiết thuận lợi sau 1 tháng cho năng suất 4 tuấn rong, tháng tiết theo 16 tấn; 1 năm có thể làm 2 vụ. 1ha rong sụn bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 80-100 tấn sản phẩm tươi, giá bán tại địa phương là 3.000 đồng/kg rong tươi, 21.000-22.000đồng/kg rong khô.
- Lão nông đi xe Camry, ở nhà biệt thự - Tác giả Phan Phương: Năm 2008 ông Mai Xuân Hải (SN 1967), thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình mua 5ha đất dưới chân đèo Lý Hòa làm trang trại. Năm đầu tiên vợ chồng ông đầu tư xây dựng chuồng trại và nuôi thử 30 con lợn và trồng các loại cây ăn quả trên phần đất còn lại. Thế nhưng, lứa lợn và cây đầu tiên đó, đàn lợn bị chết hàng loạt do dịch bệnh, còn nhiều loại cây ăn quả không hợp khí hậu, thổ dưỡng không phát triển. Không bỏ cuộc, ông Hải đã bỏ công đi học các lớp trung cấp thú y, các lớp kỹ thuật về chăn nuôi. Sau khi đã nắm vững những kỹ thuật cơ bản về chăn nuôi lợn, ông đầu tư lớn hơn cho trang trại. Không chỉ nuôi lợn thịt, ông đầu tư xây dựng chuồng trại hiện đại, khép kín để nuôi lợi nái ngoại và quy hoạch diện tích đất còn lại đào ao nuôi cá, trồng các loại cây ăn quả như: Cam, xoài… Sau gần 10 năm, bây giờ gia đình ông Hải đã trở thành tỷ phú, mỗi năm thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng. Hiện trang trại của ông mỗi năm xuất bán hơn 1.500 con lợn giống, 105 tấn thịt lợn hơi. Mới đây ông còn đầu tư nuôi lợn rừng và mỗi năm cũng xuất bán hơn 100 con lợn giống, 2,5 tấn thịt lợn rững. Ngoài ra, ông còn chăn nuôi thêm hàng ngàn con gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng và hơn 2 tấn cá các loại. Trang trại của ông hiện có 8 lao động làm việc thường xuyên được ông trả lương từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Nhờ những thành tích xuất sắc trong sản xuất, trồng trọt, nhiều năm qua, ông Mai Xuân Hải luôn được bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Năm 2015, ông Hải được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Hội ND tỉnh Quảng Bình…
- Hiếm hàng, nấm lim xanh đội giá trên 2 triệu đồng/kg- Tác giả Công Xuân: Là loại dược liệu quý, nấm lim xanh tự nhiên thời gian gần đây bị người dân lùng tìm để bán, dẫn đến số lượng giảm đi nhiều nhưng giá không ngừng tăng lên, với mức trên 2 triệu đồng/kg khô tại các điểm thu mua ở một số huyện miền núi, cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái.
- Tỏi Lý Sơn tăng giá kỷ lục – Tác giả Anh Thư: Hiện nay ở đâỏ Lý Sơn, tỏi khô có giá dao động từ 160.000-170.000 đồng/kg; tỏi cô đơn có giá từ 1,1 -1,2 triệu đồng/kg. Cùng thời điểm này năm ngoái tỏi loại thường có giá 60.000-70.000 đồng/kg; tỏi cô đơn hơn 800.000đồng/kg.
Tổng hợp: Minh Tâm