18:24 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 07 tháng 9 năm 2016

Thứ tư - 07/09/2016 11:26
Trong ngày 07/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
 
 

 
1. Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:
 

- Bưởi Phúc Trạch: Sản lượng tăng, giá rớt thảm! – Tác giả Dương Chiến: Vài năm trở lại đây, do nắm vững các quy trình kỹ thuật thụ phấn bổ sung nên tỷ lệ đậu quả của bưởi Phúc Trạch tăng cao, người trồng bưởi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) năm nào cũng phấn khởi. Tuy nhiên năm nay, bưởi đạt sản lượng khá cao, nhưng rớt giá khá mạnh, chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái.Nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi năm nay khoảng 20-30 nghìn đồng/quả (năm 2015 đạt 40 - 50 nghìn đồng/quả), trong đó, bưởi loại 1 giá dao động từ 60 - 80 nghìn đồng/quả. Lý giải việc bưởi bị rớt giá ông Lê Tiến Đài - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: do thời tiết, bưởi năm nay ra hoa muộn, quả nhỏ, lại chín tập trung, nhiều người dân muốn bán để tránh mưa bão nên số lượng bán ra lớn, ồ ạt, dễ bị ép giá. Dù bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nhưng thị trường chưa nhiều.

- Không để nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới – Tác giả Thanh Hoài: Là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn - Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tháng 8 và nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, diễn ra sáng nay (7/9). Đồng chí ghi nhận sự cố gắng trong việc xây dựng, phát triển mô hình sản xuất của người dân trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế. Đồng chí yêu cầu, các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể các xã đạt chuẩn NTM 2016 một cách căn cơ, thực chất, đặc biệt, không chạy theo số lượng, không để nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Đánh giá lại mô hình sâu hơn và đánh giá theo chuỗi giá trị, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

- Vùng thượng Kỳ Anh “Đổi đời” nhờ nông thôn mới! – Tác giả Thanh Hoài, Phúc Quang: Trước đây, nhắc đến vùng thượng Kỳ Anh là nhắc đến những khó khăn, đói nghèo. Mặc dù có tiềm năng về rừng, đất rừng nhưng chưa được khai thác. Từ năm 2011, khi chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai, với các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hiệu quả đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm và đời sống người dân nơi đây.Từ năm 2011 đến nay, các xã vùng thượng đã thành lập được trên 185 mô hình kinh tế với quy mô từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng, các mô hình đều phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con trong vùng. Huyện Kỳ Anh tiếp tục ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM, giai đoạn 2016-2020  tạo động lực khích lệ người dân vùng thượng đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
 


- Đưa hàm lượng KH&CN vào sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh – Tác giả Dương Chiến: Chiều nay, Ban KT-NS HĐND tỉnh tổ chức làm việc với Sở KH&CN về “Đề án phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Thời gian qua, việc phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong khi nhu cầu chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất, kinh doanh ở Hà Tĩnh tương đối lớn. Trước tình hình đó, UBND tỉnh xây dựng “Đề án phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo” nhằm thúc đẩy phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng, đề án cần đi sâu vào tính hiệu quả của chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, tiếp tục đưa hàm lượng KH&CN vào sản phẩm nông nghiệp; tập trung vào ứng dụng và chuyển giao KHCN, chuyển hóa nhận thức người dân; có chính sách ưu tiên doanh nghiệp KH&CN sản xuất, chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh; so sánh, tìm hiểu thực tiễn ở các địa phương khác...
 


- Sớm hoàn thiện chính sách miễn giảm học phí vùng sự cố môi trường – Tác giả Phan Trâm: Phát biểu tại buổi làm việc của Ban KT-NS HĐND tỉnh với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tỉnh Hà Tĩnh về dự thảo quy định mức thu học phí trong các cơ Sở GD&ĐT công lập và điều chỉnh lệ phí hộ tịch chiều 7/9, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đề nghị sớm hoàn thiện chính sách miễn giảm học phí cho HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vùng thiên tai, sự cố môi trường.Về lệ phí hộ tịch, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tạm thời tại văn bản số 1154/UBND-NC1, ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh. Theo đó, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan bổ sung, hoàn thiện đề án, lập tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực HĐND và Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra theo kế hoạch tổ chức kỳ họp.

2. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
 

- Ngô lai đơn FSC 102 và FSC 747 vững chân trên đất bạc màu – Tác giả An Nhân: Vụ HT 2016, lần đầu tiên tỉnh Bình Định tổ chức mô hình trình diễn 2 giống ngô lai đơn FSC 102 và FSC 747 của Cty CP Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.Ngay trong vụ đầu tiên có mặt trên vùng đất cát bạc màu, 2 giống ngô lai đơn FSC 102 và FSC 747 đã cho thấy nhiều tính năng ưu việt, đặc biệt là khả năng chịu hạn, chống đổ ngã và cho năng suất cao.Ông Nguyễn Văn Trượng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biếttrong thời gian tới sẽ tiếp tục cho SX trình diễn các vụ tiếp theo, trên nhiều vùng đất khác nhau để có cơ sở đánh giá chính xác nhằm từng bước đưa vào cơ cấu giống của tỉnh.

- Long An: Cần 11 ngàn tỷ xây dựng nông thôn mới – Tác giả Lê Hoàng Vũ: Để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM, Long An cần phải huy động nguồn vốn hơn 11 nghìn tỷ đồng, tập trung đầu tư ưu tiên bố trí vốn cho các xã đạt trên 17 tiêu chí....

- IPM phát triển chè bền vững - Tác giả Nguyên Huân: Việc ngành chè Việt Nam liên tiếp gặp phải những vấn đề cố hữu liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm đã chỉ ra điểm yếu lớn trong kỹ thuật canh tác chè. Cần phải khôi phục lại nghiêm túc các mô hình IPM trên cây chè để phát triển bền vững. Để khống chế sâu bệnh hại luôn ở mức dưới ngưỡng kinh tế, IPM dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản, đó là: Trồng cây khỏe; Bảo vệ và sử dụng thiên địch tự nhiên; Thường xuyên thăm đồng; Nông dân trở thành chuyên gia. Thực hiện các mô hình trên, các đối tượng sâu hại chính trên chè không gây ra thành dịch hại lớn trên đồng ruộng, năng suất chè tăng lên đáng kể, giảm số lần phun và lương thuốc BVTV. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất chè, việc nhận thức, đánh giá vai trò quan trọng của phương pháp IPM đối với sản xuất chè an toàn, bền vững còn hạn chế. PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, Viện trưởng NOMAFSI: IPM là một phương pháp không thể thiếu trong sản xuất chè an toàn bền vững, phải nghiêm túc thực hiện các mô hình quản lí dịch hại tổng hợp IPM trên các vùng trồng chè.

- Tưới tiết kiệm, năng suất chất lượng cây trồng tăng rõ rệt – Tác giả Ngô Trường: Mô hình tưới tiết kiệm đã xuất hiện khá nhiều tại Đồng Nai, áp dụng trên nhiều loại cây trồng. Việc áp dụng mô hình tướu tiết tiết kiệm giúp các hộ dân ở Đồng Nai nói riêng tiết kiệm tiền công lao động, giảm thời gian, sức lực khi; về lâu dài, những mô hình áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm còn cho thấy hiệu quả rõ rệt về năng suất, chất lượng cây trồng, cao hơn hết là sự bền vững.... Như vườn tiêu của Giám đốc HTX Hồ tiêu Xuân Thọ Trần Hữu Thắng nhờ áp dụng mô hình tưới tiết kiệm, năng suất đạt tới 8 tấn/ha. Cây phát triển đều đặn, đất luôn đảm bảo độ pH ổn định, giảm được tối đa lượng thuốc BVTV... Có những cây trên 20 năm tuổi mà vẫn khỏe khoắn....

- Áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP): Cần định hướng đúng và kiên trì thực hiện - TS Phạm Đồng Quảng (Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN và MT:  GAP là chủ trương đúng đắn, điều đó được thể hiện qua nhiều văn bản. Tuy nhiên, đã và đang có nhiều bất cập trong sản xuất, chứng nhận, tiêu thụ sản phẩm VietGAP, cần có các biện pháp tháo gỡ để phát triển. Trong Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 4/5/2012 về việc đẩy mạnh áp dụng GAP trong sản xuất trồng trọt, Bộ NN-PTNT đã xác định nước ta đi lên từ một nền sản xuất nhỏ lẻ, nên áp dụng GAP là một quá trình khó khăn, cần kiên trì chỉ đạo áp dụng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Định hướng trên được thể hiện trong Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 01/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg. Trên thị trường cần phải phân biệt, nhận diện được sản phẩm an toàn, sản phẩm VietGAP, sản phẩm hữu cơ.


3. Báo Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
 

- Lai tạo thành công 2 giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương – Tác giả Hải Đăng:Nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học nông nghiệp do GS-TS Nguyễn Quang Thạch chủ trì vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương bằng phương pháp công nghệ sinh học”. Kết quả nghiên cứu đã tạo ra được 2 giống khoai tây kháng virus PVY (H76 và H79), có khả năng phát triển tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại; hầu như không bị nhiễm bệnh mốc sương, héo vàng… Đặc biệt, giống có tiềm năng cho năng suất khoảng 20 tấn/ha và năng suất thực tế khoảng 19 tấn/ha.

- Nuôi lợn cũng giỏi, làm giám đốc cũng tài – Tác giả Lê Bích: Ông Trịnh Duy Tân (Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) vừa là 1 chủ trang trại có thu nhập tiền tỷ vừa là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) có uy tín. Năm 2010, ông Tân đầu tư xây dựng khu chăn nuôi lợn thịt với 20 lợn nái siêu nạc, đến năm 2013, ông mở rộng quy mô nuôi nâng lên 600 con lợn thịt, 150 lợn nái, 5 lợn đực và hơn 2.000 lợn giống. Mỗi năm trang trại xuất ra thị trường 60 - 70 tấn lợn hơi, 2.400 lợn giống, tạo việc làm cho 12 - 15 lao động thường xuyên với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.Năm 2014, ông thành lập HTX Chăn nuôi Tân Tiến với28 thành viên, đến nay đã có 38 thành viên, 90 lao động thường xuyên có việc làm; quy mô chăn nuôi của toàn HTX hiện nay có 700 lợn nái ngoại, mỗi năm xuất ra thị trường 700 tấn thịt lợn hơi, 7.000 con lợn giống. Với riêng gia đình ông Tân, năm 2015, sau khi trừ chi phí, trang trại cho lãi ròng hơn 2,4 tỷ đồng. Năm 2016, ước tính lãi ròng là 2,6 tỷ đồng. Năm 2015, ông Tân vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen tại Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương ND điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV.

- Thủ tướng đốc thúc khắc phục khó khăn, tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả- Tác giả Anh Thư: Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1576/CĐ-TTg về thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016. Trong đó yeeu cầy các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tư nhân tiếp tuc phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục nhanh các mặt hạn chế yếu kém trong 8 tháng qua. Kêu gọi các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nhân và nhân dân tranh thủ thời cơ, khắc phục những khó khăn, thách thức, tổ chức lao động sản xuất, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.

- Thỏa ước mơ có nhà đẹp, gia trại bề thế - Tác giả Thu Hà: Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội hiệu quả, hàng ngàn hộ dân huyện Ba Bể, Bắc Kạn đã tậu được trâu bò, xây nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học thành tài. Theo ông Quản Thanh Tùng – Giám đốc Phòng giao dịch NHCS huyện Ba Bể: Phòng giao dịch NHCS huyện Ba Bể đang thực hiện 12 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ hơn 232 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,29% tổng dư nợ

 
 
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 337


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1599943

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74646914