14:44 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 13 tháng 9 năm 2016

Thứ ba - 13/09/2016 08:23
Trong ngày 13/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.


1.  Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài: 

Hà Tĩnh  có 20 công  trình  xung yếu cần xử lý gấp – Tác giả HX:  Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về xử lý cấp bách những đoạn, điểm, tuyến đê xung yếu đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao ngành chức năng, các địa phương rà soát hiện trạng các công trình trên địa bàn. Hiện có 14 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến 12,3 tỷ đồng bố trí từ ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện, xã; 6 công trình với tổng mức dự kiến hơn 320 tỷ đồng cần sự hỗ trợ từ trung ương khoảng hơn 260 tỷ đồng để xử lý cấp bách các điểm, đoạn, tuyến đê xung yếu trước mùa mưa bão. Theo công bố của Bộ TN&MT tại Quyết định 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 về phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão gây ra khu vực ven biển Việt Nam, khu vực Hà Tĩnh có khả năng ảnh hưởng của bão cấp 15, cấp 16 và nguy cơ nước dâng do bão có thể lên tới 5,7-6,2km khi gặp triều cường (cao nhất cả nước); bờ biển và các vùng cửa sông thường xuyên bị xâm thực, xói lở, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân và các cơ sở hạ tầng...
 
Phấn đấu đến 16/9 thu hoạch gọn diện tích lúa hè thu – Tác giả PT: Đến ngày 12/9, toàn tỉnh mới có 3.900/44.000 ha diện tích lúa hè thu được thu hoạch.   Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các địa phương đang gấp rút triển khai các phương án thu hoạch lúa hè thu nhằm bảo toàn năng suất và sản lượng; dự kiến, trong các ngày 15 – 16/9, sẽ tập trung thu hoạch gọn toàn bộ diện tích.
 
Hà Tĩnh đang mất liên lạc với 2 tàu cá trên biển – Tác giả Hải Xuân: Cả 2 tàu (loại 24CV và 41CV) chưa rõ số hiệu này đều của ông Chu Văn Uẩn ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh; trên tàu có 5 lao động, xuất phát từ Quảng Ninh về Hà Tĩnh từ 5 giờ sáng 12/9 đến 20 giờ cùng ngày thì mất liên lạc. Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có Công văn số 171/PCTT ngày 13/9/2016 về việc đề nghị Bộ chỉ huy Biên phòng Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, hỗ trợ tàu cá mất liên lạc. Tính đến 8 giờ sáng nay (13/9), theo cáo của Tiểu ban an toàn nghề cá trên biển thì tổng số tàu thuyền của Hà Tĩnh là 5.522 chiếc với khoảng 14.000 lao động cơ bản đã liên lạc được và nắm bắt được thông tin về tình hình bão số 4.
 
Thực phẩm bẩn tràn lan, chim trời thành “vật tế” ngày mưa gió! – Tác giả Phong Linh: Những ngày này, trên các quầy hàng thực phẩm tươi sống ở nhiều chợ Hà Tĩnh xuất hiện rất nhiều loại chim tự nhiên. Trong khi thực phẩm “bẩn” tràn lan và khó kiểm soát, người tiêu dùng rất thích thú lựa chọn thực phẩm này. Sự vô tư của người săn chim, người bán và người tiêu dùng đang vô tình hủy hoại môi trường sống của chính con người. Khi nhận thức của người săn chim và người tiêu dùng còn hạn chế, để ngăn chặn tình trạng này, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nơi mỗi ngày những chiếc bẫy săn chim được giăng kín trên đồng ruộng.

Thị xã Kỳ Anh tôn vinh 67 hộ sản xuất - kinh doanh giỏi – Tác giả Linh Nga: Ngày 13/9, Hội nông dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức hội nghị biểu dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2016. Trong 5 năm qua, phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi thị xã Kỳ Anh ngày một phát triển sâu rộng; đến nay, đã có hơn 14 nghìn lượt hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi từ cấp trung ương đến cấp xã/phường. Thị xã đã thành lập 394 mô hình kinh tế, trong đó có 352 mô hình có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên. Hội nông dân các cấp đã phối hợp với các tổ chức tín dụng triển khai nhiều chương trình cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh với tổng dư nợ hơn 200 tỷ đồng cho hàng nghìn hộ nông dân vay vốn. Hội nghị đã biểu dương và tôn vinh 67 hộ sản xuất - kinh doanh giỏi toàn thị xã Kỳ Anh giai đoạn 2012 - 2016.
 
Bão tan rồi, Kẻ Gỗ vẫn “ngóng” mưa! – Tác giả: 3 ngày qua (10 - 12), Hà Tĩnh liên tục mưa to; tổng lượng nước đo được tại vùng hồ Kẻ Gỗ sáng nay là 237mm. Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết, mực nước hồ Kẻ Gỗ đạt 17,53m, tương ứng với dung tích hơn 53 triệu khối (bằng hơn 15% so với thiết kế); Con số này chưa thấm tháp vào đâu so với dung tích thiết kế 345 triệu khối, phục vụ tưới cho hàng chục ngàn ha cây trồng và nuôi trồng thủy sản của công trình đại thủy nông này.
 
Hà Tĩnh: Hơn 6.000 ha lúa bị ngập đổ, Thủy điện Hố Hô xả lũ – Tác giả Hải Xuân: Tính đến 16 giờ chiều nay, theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, toàn tỉnh đã có 6.077ha/43.737ha lúa hè thu bị ngập úng, đổ ngã; Về tài sản, có 1 tàu cá bị chìm, đó là tàu công suất 20CV của ông Chu Văn Uẩn, ở xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Nhằm chủ động đối phó với mưa rất to, từ 13h chiều nay, Nhà máy Thủy điện Hố Hô đã tiến hành điều tiết hồ xả lũ với lưu lượng 1100m3/s; từ 14h, hồ Bộc Nguyên xả lũ 20m3/s.


2.  Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

 


Nuôi tôm thẻ chân trắng lãi 100 triệu đồng/vụ/ha – Tác giả Lê Bích: Do trồng trọt kém hiệu quả trong nhiều năm liền, một số hộ dân ở xã Văn hải (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy, hải sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhằm tạo điều kiện cho hộ dân, năm 2015, sau khi được UBND tỉnh cho phép, xã Văn Hải đã chuyển đổi 9ha đất trồng lúa sang đất chăn nuôi, trang trại; có 67 hộ dân tham gia đấu quyền sử dụng đất. Có 9 hộ được giao đất chuyển đổi cùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Đây đang là một trong những hướng đi mới được nhiều hộ dân lựa chọn và thành công.  

Bệnh bạc lá tấn công 57.000ha lúa mùa – Tác giả Trần Quang: Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương, bệnh bạc lá lúa đã lây lan nhanh chóng, khiến hàng chục nghìn ha lúa mùa ở miền Bắc bị thiệt hại. Dự báo bệnh bạc lá tiếp tục có nguy cơ lây lan trên diện rộng trong thời gian tới, chưa kể một số loại sâu bệnh hại khác như rầy nâu, sâu đục than, sâu cuốn lá cũng đang phát sinh gây hại, tàn phá mùa màng. Trước tình hình đó, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSH và TDMNPB cần vào cuộc quyết liệt để cứu lúa.
Thừa Thiên – Huế: Hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ - Tác giả TA: UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa quyết định dành hơn 5 tỷ đồng từ vốn ngân sách hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ.

Nuôi chim trĩ dễ như nuôi...gà – Tác giả Công Xuân: Anh Trần Văn Bốn (TP Quảng Ngãi) – Chủ trang trại Vũ Long chuyên cung cấp các loại con giống gà Đông Tảo, chim công... nổi tiếng cho người dân trong tỉnh và nhiều vùng lân cận, cho biết: “Giống chim trĩ nuôi, đẻ trứng và cho ấp nở để bán ở Quảng Ngãi là loại đã được thuần chủng. Vì vậy, chúng rất dạn dĩ và dễ như nuôi gà, với thức ăn là lúa, cám, bắp...”. Được biết ở điều kiện môi trường Quảng Ngãi, sau từ 5-6 tháng nuôi, chim trĩ sẽ trưởng thành và đạt trọng lượng từ 1-1,3kg/con. Thời gian chim trĩ đẻ trứng hàng năm từ tháng 2-10, với số lượng 1 trứng/lần và cứ 1 ngày đẻ thì 1 ngày nghỉ.

Nghị lực phi thường của “tỷ phú một tay”- Tác giả Đức Thịnh: Về xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường (Nam Định) hỏi thăm “bà trùm” nông dân Mai Thị Nhung (SN 1966), ai cũng biết. Không may mất đi 1 cánh tay nhưng bằng nghị lực phi thường, chị Nhung đã vượt khó, vươn lên thành tỷ phú. Không chỉ là chủ của Công ty TNHH Cơ khí Đình Mộc, sản xuất các thiết bị máy móc chế biến gỗ, máy phục vụ nông nghiệp và ngành xây dựng. Năm 2014, thấy nông dân bỏ hoang ruộng nhiều, chị Nhung bèn bàn với chồng thuê lại 120 mẫu đất của gần 2.000 hộ dân ở 2 xã Xuân Bắc và Xuân Vinh. Ngay sau khi thuê xong, vợ chồng chị áp dụng mô hình cơ giới hóa vào sản xuất. Đến nay chị Nhung đã đầu tư trạm điện, trạm bơm, 2 máy cày, 1 máy cấy, máy gặt và 2 máy múc, rồi đắp đường bê tông thuận tiện cho máy móc  vào ra, vận chuyển.

Nông sản sạch loay hoay dựng niềm tin – Tác giả Minh Nguyệt: Nông sản an toàn không hiếm nhưng lại chưa được người tiêu dùng chấp nhận. Ngoài những lý do về giá, chất lượng thì còn phải kể đến lý do quan trọng là niềm tin. Đây cũng chính là lý do khiến nông sản sạch chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thông thường.

3.  Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin:

3 năm xây dựng hơn 1.000 Khu dân cư NTM kiểu mẫu – Tác giả Thanh Nga: Sau gần 3 năm thực hiện thí điểm mô hình “Khu dân cư NTM kiểu mẫu” theo phương châm 4 xanh – “Vườn xanh, hàng rào xanh, đường xanh, hội quán xanh” đến thời điểm này toàn tỉnh Hà Tĩnh đã hình thành, phát triển được trên 1.000 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và hơn 2.500 vườn hộ triển khai xây dựng mô hình mẫu; trong đó có trên 1.000 vườn đạt cơ bản 5/5 tiêu chí vườn mẫu.

Hỗ trợ  hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới – Tác giả VN: Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng NTM của tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, các DN đã tập trung hỗ trợ nguồn lực cho các xã, bao tiêu sản phẩm, đầu tư hạ tầng và bảo vệ môi trường nông thôn. Theo thống kê của Ban Xây dựng NTM Quảng Ninh, giai đoạn 2010 – 2015 các doanh nghiệp đã hỗ trợ 12.690 tấn xi măng, 1.525.000 viên gạch chỉ và 2.000m2 gạch lát nền, ủng hộ xây dựng lưới điện Cô Tô trên 205 tỷ đồng, hỗ trợ 30 công trình với phương thức “chìa khóa trao tay” tổng kinh phí trên 104 tỷ đồng, hỗ trợ giảm 10% giá các nguyên vật liệu xây dựng... Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm tỉnh Quảng Ninh thu hút 15 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong đó năm 2014 và 2015, con số này tăng lên gấp đôi, đưa tổng số DN đầu tư SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh là gần 100 đơn vị.

 Tăng cường quản lý giống Lâm nghiệp – Tác giả Nguyễn Hân: Hiện trên địa bàn Bình Định có 120 đơn vị đăng ký SXKD cây giống lâm nghiệp; các cơ sở SX cây giống đã xây dựng được 149 vườn ươm với tổng diện tích 46,3ha, năng lực SX khoảng 200 triệu cây/năm với nhiều chủng loại, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ NN và PTNT, tình trạng xuất bán cây giống nhưng chưa dược cấp phép chứng nhận nguồn gốc vẫn còn xảy ra ở một số địa phương... Nếu khôn quản lý từ gốc, để giống dỏm tung hoành thì sẽ gây thiệt hại hớn. Nhằm chấn chỉnh công tác SX giống lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT đã có văn bản đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm soát, nâng cao chất lượng cây giống lâm nghiệp trước khi bước vào vụ trồng mới.

Tổng hợp: Minh Tâm

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 919330

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71146645