17:53 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 14 tháng 9 năm 2016

Thứ tư - 14/09/2016 12:22
Trong ngày 14/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.


1. Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Can Lộc tái cơ cấu nông nghiệp: Trăn trở từ vùng sản xuất lúa – Tác giả Mạnh Hà, Mai Thủy: Can Lộc là địa phương đi đầu trong chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu lúa vụ xuân của toàn tỉnh. Nhờ chuyển đổi ruộng đất sớm và khá thành công, Can Lộc đã hình thành nên những cánh đồng rộng lớn, tạo nền tảng thúc đẩy nhanh việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Cùng với những chính sách kịp thời trong kích cầu nông dân sắm những “con trâu sắt” trên đồng ruộng, đến thời điểm này, toàn huyện có 78 máy gặt đập liên hợp, trên 400 máy làm đất, cơ bản đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch lúa. Tuy nhiên, câu chuyện tích tụ ruộng đất ở Can Lộc còn nhiều điểm nghẽn và việc phát triển những nhân tố điển hình ở các xã vùng hạ Can vẫn còn gian khó, trong đó, rào cản lớn nhất là tư tưởng bảo thủ của người dân. 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện, một trong những nhiệm vụ phải tập trung trước mắt ở Can Lộc là đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất quy mô lớn. Theo đó, mỗi xã sẽ có từ 20-100 ha cho các tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp thuê hoặc liên kết để sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cánh đồng mẫu lớn. Đặc biệt, các xã: Tùng Lộc, Trung Lộc, Kim Lộc, Xuân Lộc, Khánh Lộc sẽ xây dựng vùng sản xuất giống liên kết với quy mô ít nhất mỗi xã có 2 cánh đồng mẫu từ 50-100 ha trở lên. Gắn với cây lúa, lợi thế riêng của các xã vùng hạ Can cũng sẽ phát triển đàn thủy cầm theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế theo hướng vườn - ao hồ - du lịch sinh thái.
 
Mưa lớn, nông dân “ngay ngáy” lo lúa nảy mầm – Tác giả Nguyễn Oanh: Trong những ngày qua, những trận mưa xối xả liên tiếp khiến người nông dân không khỏi lo lắng. Theo thống kê, toàn tỉnh chỉ mới thu hoạch được gần 10% diện tích, nhiều cánh đồng đã bị mưa gió quật ngã đổ rạp xuống. Thứ lo lúa ở ngoài đồng, thứ lo lúa trong nhà chẳng thể trau phơi khiến bà con nông dân “ăn ngủ” không yên…
 
Nuôi cá lông bè doanh thu 180 triệu đồng/năm – Tác giả Bá Tân: Đến nay, toàn tỉnh có 450 mô hình nuôi cá lồng bè với doanh thu bình quân đạt 180 triệu đồng/mô hình/năm. Được biết nhờ chính sách khuyến khích của tỉnh (hỗ trợ 30 triệu đồng/lồng) nên các mô hình phát triển mạnh.
 
Ứng phó với mưa lũ: Linh hoạt, sát thực tiễn – Tác giả Tiến Phúc: Vũ Quang là một trong những huyện có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ nên công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt luôn được đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Trưởng phòng NN và PTNT huyện cho biết các vấn đề đáng lưu ý nhất của huyện là: hệ thống kênh  mương của Dự án Ngàn Trươi – Cẩm Trang đang thi công nên khi mưa lũ về sẽ có nguy cơ sạt lở đất và khó lường trong việc thoát lũ; địa hình đặc điểm thường bị ngập lũ kéo dài, chia cắt nên việc tiếp ứng lương thực, đi lại, khôi phục sản xuất sẽ gặp khó khăn; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đập vì chỉ có 18/60 hồ được kiên cố hóa... Huyện đã xây dựng phương án chung về phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn. Đến nay toàn huyện đã ký hợp đồng với các chủ phương tiện (xe khách, máy ủi, ô tô tải...); các địa phương, tiểu ban cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc 15 tấn gạo, 10 nghìn chai nước, 5 nghìn thùng mì tôm và các loại thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết; thành lập lực lượng trực ở cơ quan quân sự, công an, biên phòng, kiểm lâm và lực lượng xung kích ở các xã, thị trấn...
 
Lộc Hà: 19256 con gia súc được kiểm soát giết mổ - Tác giả Trọng Tuệ: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã kiểm soát giết mổ 1.894 con trâu, bò và 17.362 con lợn; xử phạt 10 trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật không có dấu kiểm soát giết mổ...
 
Quỹ TDND Trung Lương đạt dư nợ 30,4 tỷ đồng – Tác giả Tuấn Vũ: Từ đầu năm đến nay Quỹ TDND Trung Lương (Hồng Lĩnh) đã huy động được 7,3 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm, nâng tổng tiền vốn lên tới 39.8 tỷ đồng. Đơn vị cũng tạo điều kiện cho trên 2.362 khách hàng về hồ sơ, thủ tục; dư nợ đạt 30,4 tỷ đồng.

2.  Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Cá chết ở Thanh Hóa: Loại trừ nghi vấn súc rửa đường ống dẫn dầu? – Tác giả Hồng Đức: Ông Lê Văn Bình- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường,Sở TNMT Thanh Hóa, cho biết: Ngày 10.9, UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân cá tự nhiên ở vùng biển Nghi Sơn bị chết là do hiện tượng tảo nở hoa. Tuy nhiên, sau đó, người dân nuôi cá lồng ở Nghi Sơn nghi ngờ do ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó, cũng có luồng thông tin cho rằng, do Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn súc rửa đường ống dẫn dầu, khiến cho cá tự nhiên và cá lồng bị chết…Ông Lê Văn Bình- Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TNMT): Hiện tượng cá tự nhiên và cá lồng bị chết ở vùng biển Nghi Sơn đã được khẳng định do thủy triều đỏ (tảo nở hoa). Tuy nhiên, trước thời điểm cá chết, người dân trong vùng đã phát hiện ở vùng biển cách bờ khoảng 300-500m, có một dải nước đen bất thường. Sau đó, một số loài hải sản như cá bơn, thèn, ghẹ,… cũng bị chết và trôi dạt vào bờ; những loài hải sản này sinh sống ở tầng đáy, có sức chống chọi với tự nhiên tốt nhưng cũng chết là điều bất thường. Việc Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn tiến hành súc rửa đường ống dẫn dầu từ ngoài biển vào là có. Tuy nhiên, việc này đã diễn ra từ ngày 9.6.2016. Bộ TNMT cũng đã có kết luận số 734/KLKT -TCMT, ngày 30.8 vừa qua. Ngày 13.9, đoàn công tác của Trung tâm Quan trắc Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã về Tĩnh Gia để lấy mẫu nước tại 9 điểm ở tại các khu vực đường ống xả thải của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và ở một số khu vực lồng bè có cá chết để làm rõ thêm về nguyên nhân cá chết. Các chuyên gia của Viện nghiên cứu Hải Sản (Bộ NNPTNT) đã về các xã Nghi Sơn, Tĩnh Hải và Hải Yến, lấy mẫu nước tại vùng biển để đưa về kiểm nghiệm.
Người bắt đất cằn nở hoa – Tác giả Kiều Thiện: Tuy tuổi cao nhưng ông Đặng Đình Thị, ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) đã năng động áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Trang trại của ông đã vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác tới thăm. Ông bắt đầu từ trồng trọt, từ cây ngô lai VNL10, mía, cây cà phê, cây ăn quả. Sau 7-8 năm, thu nhập của gia đình ông đã đảm bảo và vươn lên thành hộ khá, nhưng ông vẫn đam mê chăn nuôi. Ban đầu ông chỉ lựa chọn nuôi 4 con bò nái và từ đấy nhân đàn lên và áp dụng công nghệ tưới ẩm trong trồng cỏ nuôi bò; đến nay đàn bò nái lên đến 35 con. Thu nhập năm 2015 đạt 2 tỷ đồng.

Nông dân phố tiết lộ "bí kíp" thu hoạch dưa lưới mỏi tay – Tác giả Bùi Hồng Liên: Để trồng được dưa trong nhà phố cho năng suất cao, yếu tố tiên quyết đó là chất lượng hạt giống. Đó là một trong những bí quyết trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh được anh Chiêm Nguyễn Anh Vũ (Bình Thạnh, TP.HCM) tiết lộ sau khi thu hoạch  được 2 tạ dưa lưới trong khu vườn 40m2 ngay từ những lần đầu tiên trồng thử nghiệm. Anh thường mua hạt giống nhập từ Mỹ hoặc Nhật Bản. Hạt trước khi gieo cần phải xử lý bằng cách ngâm trong nước khoảng 2 tiếng; tiếp đó sử dụng khăn ẩm để ủ khoảng 2 ngày đến khi hạt có dấu hiệu nứt nanh và cho vào ly thủy canh đã chuẩn bị sẵn để tiếp tục công việc gieo trồng.
 
Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản bền vững – Tác giả Thuận Hải: Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, dù giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam đạt 7 – 8 tỷ USD mỗi năm nhưng do chậm đổi mới công nghệ và các kiến thức liên quan đến dịch bệnh, vị thế cạnh tranh của Việt Nam đang dần suy yếu. Do vậy, trong tháng 10 tới, Tổng cục Thủy sản cùng Hội Nghề cá sẽ tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững trong thực tiễn”.
Việt Nam – Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp – Tác giả Anh Thư: Tại buổi làm việc giữa Chủ tịch

3.  Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin:

Đột phá dồn điền đổi thừa – Tác giả Thủy Đỗ:Triển khai xây dựng NTM, huyện Sóc Son (HN) coi dồn điền đổi thừa khâu đột phá, trước hết là thực hiện thí điểm ở xã Tân Hưng và Minh Trí. Năm 2010, xã Tân Hưng tiến hành DĐĐT trên địa bàn xã và 5 thôn. Với những thành tích đạt được ở 3 thôn thí điểm đầu tiên là Ngô Đạo, Hiệu Chân và Cẩm Hà; năm 2011 xã tiếp tục thực hiện ở 2 thôn Đạo Thượng và Cốc Lượng; đế t6/2012 hoàn thành. Sau DĐĐT, mỗi gia đình từ trung bình sở hữu 19 thửa ruộng nay còn từ 1-3 thửa, thuận tiện cho việc canh tác sản xuất; hệ thống đường giao thông nội đồng, thủy lợi đồng bộ hóa, góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, giảm sức lao động và chi phí của người dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trong xây dựng NTM. Xác định phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo tập trung xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất... chọn DĐĐT là khâu đột phá tạo nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.

Lúa hè thu nơm nớp lo “mất ăn” – Tác giả Thanh Nga: 47.737ha lúa HT năm 2016 của Hà Tĩnh đang vào giai đoạn chính vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 khiến hàng trăm ha bị đổ sạp, chìm nghỉm dưới nước, nguy cơ “mất ăn”. Hiện mới có 3.870/47.737ha được thu hoạch. Theo kế hoạch đặt ra vụ HT phải thu hoạch trước 20/9 nhưng với thời tiết bất thuận như hiện nay tiến độ dự kiến đến 25/9, theo đó thời vụ sản xuất vụ đông cũng hết sức gấp gáp.

Giống Thái Bình báo hiệu đươc mùa – Tác giả Việt Khánh: Sở NN-PTNT Thanh Hóa vừa phối hợp với Công ty giống Thái Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả sản ất 2 giống lúa thuần là BC15 và TBR225. Đây là 2 giống lúa có quy trình sản xuất đơn giản, phù hợp với điều kiện canh tác ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vụ HT 2016, CT trực tiếp cung ứng cho thị trường Thanh Hóa 1.500 tấn lúa BC15 và 500 tấn lúa TBR225 Quá trình triển khai lúa phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá, nông dân đang vô cùng háo hức một mùa vàng bội thu. BC15 có nhiều ưu điểm vượt trội, giá hợp lý, phù hợp với túi tiền của người dân, chất lượng gạo dẻo, thơm ngon. TBR225 năng suất bình quân đạt 70-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 85-90 tạ/ha.
Tổng hợp: Minh Tâm
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1597773

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74644744