18:02 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 15 tháng 9 năm 2016

Thứ năm - 15/09/2016 09:25
Trong ngày 15/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Can Lộc: Hứa hẹn từ  quả bưởi, cây cam... – Tác giả Mạnh Hà, Mai Thủy: Với thế mạnh gần 3.000 ha đất đồi bãi và gần 4.000 ha đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng trà sơn, Can Lộc có cơ sở để phát triển mạnh vườn cam truyền thống và giống bưởi Phúc Trạch. Năm 2013, diện tích trồng cam, bưởi của Can Lộc chỉ mới 315 ha, nhưng nay đã đạt 475 ha; sản lượng cam năm 2015 đạt 2.720 tấn, bưởi 1.260 tấn, tổng giá trị khoảng 199 tỷ đồng. Bên cạnh trồng cây ăn quả, Can Lộc cũng phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn năm 2015 của huyện đạt 68.892 con, tăng 7,5% so với trước tái cơ cấu năm 2013; giá trị sản xuất 493,138 tỷ đồng, tăng 46% so với trước tái cơ cấu 2013. Toàn huyện hiện có 18 trang trại lợn thịt liên kết, quy mô từ 500 con/lứa trở lên; 4 cơ sở nái ngoại có quy mô 300 nái trở lên, mỗi năm cung ứng hơn 80.000 con giống. Trong Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nhiệm kỳ 2015-2020, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu là một trong 3 khâu đột phá. Trên cơ sở 3 vùng sinh thái, huyện xác định trồng cây ăn quả, nuôi lợn chủ yếu tập trung ở vùng trà sơn. Muốn quả ngọt, lợn ngon và dân phấn khởi, huyện Can Lộc cần giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy việc tái cơ cấu sản xuất một cách mạnh mẽ và bền vững đối với các sản phẩm mang tính chủ lực trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp địa phương.
 
Cựu bí thư cùng “nhà băng” xã giúp vốn cho dân làm ăn – Tác giả Phan Thế Cải: Thấu hiểu hoàn cảnh thiếu vốn đầu tư SXKD của người nông dân, ông Trần Hữu Quý - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã nỗ lực xây dựng Quỹ Tín dụng nhân dân Cẩm Bình, tạo động lực để bà con phát triển kinh tế. Tháng 5/2013, năm khởi đầu hoạt động quỹ tín dụng đã tập hợp được 200 thành viên tham gia. Năm 2014, tăng lên 470 thành viên, đến năm 2016 là 780 thành viên. Nhờ tạo được chữ tín nên Quỹ Tín dụng Cẩm Bình hiện nay đã có thương hiệu, được cấp trên đánh giá là một trong những quỹ tín dụng cấp xã hoạt động có hiệu quả nhất khu vực miền Trung. Năm 2013 (năm đầu tiên hoạt động), nguồn vốn mới ở mức 7 tỷ đồng; năm 2014, đã huy động từ tiền gửi trong dân lên tới 14,5 tỷ đồng. Năm 2015, tăng lên 22,8 tỷ đồng, đến tháng 8/2016 là 25,8 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng năm 2015 là 22 tỷ đồng, 8 tháng năm 2016 là 23,5 tỷ đồng. Các thành viên tham gia vay vốn chủ yếu phục vụ cho các đối tượng sản xuất lương thực, chăn nuôi, dịch vụ - thương mại, xuất khẩu lao động. Qua 4 năm hoạt động, Quỹ Tín dụng Cẩm Bình đã trở thành “đòn bẩy” kích thích hàng trăm hộ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Hàng chục hộ ở nhiều thôn, nhờ có vốn nên đã nhạy bén trong chăn nuôi, thu lãi hàng năm từ 35-50 triệu đồng.
 
Hơn 60 tấn hàu, cá của HTX Hợp Lực bị chết do sốc nước ngọt – Tác giả Anh Tấn: Ông Trần Văn Nghĩa – Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết: Nguyên nhân dẫn đến 2 tấn cá mú và 60 tấn hàu của Hợp tác xã Hợp Lực nuôi trồng tại sông Cửa Sót thuộc thôn Phú Mậu, xã Thạch Bằng bị chết là do sốc nước ngọt. Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cùng Trung tâm Chuyển giao KHCN huyện phối hợp chính quyền địa phương và chủ cơ sở đã xuống hiện trường lấy mẫu nước, kết quả cho thấy, do đợt mưa lũ kéo dài từ 12 – 14/9 làm các yếu tố môi trường tại khu vực HTX đang nuôi trồng thủy sản bị thay đổi đột ngột, độ mặn giảm xuống 0% gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Cửa Sót.

2/ Báo Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
 

Tôm Việt Nam kỳ vọng thành thương hiệu hàng đầu thế giới – Tác giả Nhã Kỳ: Việt nam có  tiềm năng, lợi thế nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản. Trong đó, mô hình nuôi tôm nước lợ đang được đánh giá cao, ít tác động đến môi trường. Tuy nhiên mô hình nuôi tôm nước lợ và xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn do công tác giám sát vùng nuôi, đặc biệt là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh chưa có hiệu quả; hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm nước lợ chưa đảm bảo… Trong thời gian tới để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, phát triển vùng nuôi được thuận lợi, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tập trung trọng tâm: trước mắt các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giải pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất; tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng vùng nuôi, ao nuôi; tổ chức lại sản xuất các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung triển khai xây dựng cánh đồng lớn và nâng cao chuỗi giá trị gia tăng; phát triển mở rộng một số diện tích tôm- lúa ở những nơi có đủ điều kiện; tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng cho được thương hiệu tôm Việt Nam hàng đầu thế giới… 

Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ... bò sữa – Tác giả Thu Hà: Với nguồn vốn 500 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội NDVN ủy thác cho vay, hàng chục hộ dân nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã có điều kiện mua thêm con giống, thức ăn, mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình. Tổng số đàn bò sữa toàn xã là 285 con; để việc nuôi bò sữa bài bản, các hộ vay vốn Quỹ HTND đều ứng dụng tiên bộ khoa học, kỹ thuật như mua máy vắt sữa, máy thái cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại... nên năng suất chất lượng sữa luôn được đảm bảo. Tuy nhiên vài nam trở lại đây, người chăn nuôi bò sữa đứng trước nhiều khó khăn như giá thức ăn tăng cao, giá sữa giảm và đặc biệt là thiếu vốn đầu tư.

Những cánh đồng mới xứ Quảng – Tác giả Đoàn Hồng: Sau hơn 5 năm (2011-2016) triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM Quảng Nam xây dựng được nhiều mô hình và các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu sản xuất cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhờ đó đã giúp cho hàng ngàn nông dân (ND) có thu nhập khá ổn định. Toàn tỉnh đã phê duyệt 89 đề án phát triển sản xuất, với hơn 200 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả; xây dựng nhiều cánh đồng lớn, cánh đồng kỹ thuật với diện tích gieo trồng hằng năm trên 7.600ha. Các hợp tác xã nông nghiệp đã liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho ND, từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...Đến nay thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đã tăng lên 21,108 triệu đồng/người/năm (gấp 2,1 lần năm 2010).

Vingroup ra mắt sản phẩm trái cây nhà kính đầu tiên – Tác giả PV: Ngày  17.9, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup sẽ chính thức ra mắt thị trường vụ trái cây nhà kính đầu tiên được sản xuất theo công nghệ hiện đại của tập đoàn Netafim - Israel và được phân phối độc quyền trong hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ trên toàn quốc. Sau 2,5 tháng được gieo trồng tại nhà kính nông trường Long Thành (Đồng Nai), VinEco đã đón những sản phẩm đầu tiên gồm 10 loại dưa lưới, với năng suất 30 tấn/ha. Điểm ưu việt vượt trội của dưa lưới trồng trong nhà kính là hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo độ ngọt đồng đều do được cung cấp dinh dưỡng đồng nhất, không phải chống chịu sự bất lợi của thời tiết và sâu bệnh. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng, thay vì phát triển 15-20 trái/cây như thông thường, VinEco chỉ giữ lại và nuôi dưỡng một trái cho đến khi thu hoạch.

Tôn vinh nông dân giỏi ứng dụng công nghệ thông tin – Tác giả Trần Quang, Việt Phương: Ngày 15.9, Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc tập đoàn VNPT) tổ chức buổi họp báo phát động cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” năm 2016. Cuộc thi mang ý nghĩa xã hội rộng khắp khi lần đầu tiên trở thành sân chơi dành cho hội viên, nông dân Việt Nam, tầng lớp lao động chiếm tới 70% dân số có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản, kinh doanh, dịch vụ… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Vườn măng tây được Thủ tướng ghé thăm có gì đặc biệt? – Tác giả Công Tâm: Trong chuyến công tác vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và đoàn đã đến thăm vườn măng tây của gia đình anh Hùng Ky (thôn Tuấn Tú, xã An Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận). Mô hình chuyên canh cây măng tây và đậu phộng (lạc) của gia đình anh Hùng Ky áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; cho thu nhập cao gấp 2- 3 lần so với trồng lúa; bình quân lãi 60  - 80 triệu đồng/sào/năm; cho lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao về mô hình mà nông dân mạnh dạn áp dụng đồng thời gợi ý Ninh Thuận có thể nghiên cứu trở thành địa phương sản xuất măng tây lớn nhất cả nước, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

3/ Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin:
 

Lễ tôn vinh Hợp tác xã, nông dân tiêu biểu tổ chức vào tháng 11/2016 – Tác giả Minh Phúc: vào đúng dịp kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành NN và PTNT. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị to lớn, nằm trong khuôn khổ phong trào thi đua “Toàn ngành NN-PTNT chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành và xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020. Sự kiện góp phần đề cao vị thế, vai trò của người nông dân trong sản xuất và xây dựng NTM, thúc đẩy xây dựng và phát triển các HTX, liên hiệp các HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp.

23.000ha lúa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ - Tác giả PV: Theo cục BVTV, tổng diện tích lúa mùa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ xấp xỉ 23.000ha (giảm 106.000ha so vơí cùng kỳ trước, diện tích nhiễm nặng lên đến 2.359 ha (tăng 760ha so với cùng kỳ trước). Trước diễn biến phức tạp của tình hình sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ ở phía Bắc, cục BVTV đã có công văn về việc tăng cường theo dõi và phòng, chống sinh vật gây hại lúa Hè Thu.

Lúa DT45 năng suất cao, thích ứng rộng – Tác giả Sông La: Vụ HT năm 2016, giống lúa DT45 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Trị đạt năng suất cao; đặc biệt nhiều nơi không có đất màu mỡ nhưng DT45 vẫn “vượt mặt” nhiều giống lúa khác. Kết quả trình diễn DT45 tại cánh đồng Mã Quánh, thôn Ngũ Xã, xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình với diện tích 1ha, năng suất đạt 70 tạ/ha.Tại xã Hành Minh, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, giống lúa DT45 cho năng suất 65,6 tạ/ha cao hơn lúa đại trà 4,2 tạ/ha. Giống lúa DT45 có chiều cao trung bình 110-115cm, cứng cây, lá xanh đậm, bông to, có số hạt chắc tương đổi cao, tỷ lệ lép thấp, ưu điểm ngắn ngày, ít nhiễm sâu bệnh, thích ứng rộng, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe. Năng suất trung bình 70-75 tạ/ha; nếu thâm canh tốt có thể đạt 85-90 tạ/ha.

Liên kết chăn nuôi làm giàu: Nông liên kết với doanh nghiệp – Theo KN: Một trong những giải pháp đột phá khắc phục hạn chế tồn tại của ngành chăn nuôi là xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ngành, tiêu biểu là việc DN liên kết với nông dân. DN đóng vai trò là nhà đầu tư, ứng dụng KHKT, đảm bảo thị trường tiêu thụ còn nông dân nhận khoán và được hỗ trợ quá trình sản xuất chăn nuôi. Với hình thức liên kết này, các DN cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao têu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu của DN, tổ chức SX và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết. Với liên kết chăn nuôi gia công, các chủ trang trại hầu hết đều có lãi do không phải lo về đầu ra và giá cả.

Bưởi hồng Quang Tiến có thể nhân rộng – Tác giả Hải Yến, Cao Sơn: Là khẳng định của lãnh đạo viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ tại hội thảo giới thiệu giống bưởi hồng Quang Tiến vừa diễn ra tại Nghệ An. Tại Thái Hòa, Nghệ An đã trồng giống bưởi này tại các vùng đất sỏi với diện tích 50ha. Qua nhiều năm thu hoạch, được thị trường đón nhận với ưu điểm như múi mịn, mọng nước, ăn giòn, vị ngọt thanh. Với giá bán 30 nghìn đồng/kg, mỗi ha bưởi có thể mang lại thu nhập 1 tỷ đồng cho người trồng.

 
 Tổng hợp: Minh Tâm
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1598360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74645331