18:09 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 21 tháng 9 năm 2016

Thứ tư - 21/09/2016 23:40
Trong ngày 21/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam, Vnexpress có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

1/Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Dự án bò Bình Hà: Dân lao đao vì mất tư liệu sản xuất! – Nhóm PV kinh tế: Theo thuyết minh, Dự án nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận bình quân hàng năm từ 1.000-1.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.000 lao động địa phương ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, “cái được” chưa thấy đâu mà chỉ thấy ngay khi dự án khởi động, cuộc sống của người dân nơi đây bị “xáo trộn” vì bị mất tư liệu sản xuất vốn có từ xưa tới nay... Để có đất phục vụ dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cho doanh nghiệp thuê 6.119 ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Tại huyện Cẩm Xuyên, giai đoạn 1 có 477 ha đất bị thu hồi với 90 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng kinh phí đền bù là 31,6 tỷ đồng. Đến thời điểm này, còn 32 hộ vẫn chưa đồng ý với phương án đền bù nên chưa nhận tiền. Không đồng tình với phương án đền bù, nhiều hộ dân đã gửi đơn “cầu cứu” các ngành chức năng. Do không đạt được thỏa thuận với người dân, giai đoạn 1 tại huyện Cẩm Xuyên vẫn còn 107 ha đất chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Không chỉ có hàng trăm ha rừng thông bị đốn hạ, để phục vụ cho siêu dự án, hơn 1.000 ha rừng cao su sắp đến thời kỳ khai thác cũng đã và sẽ bị chặt bỏ không thương tiếc. Việc chuyển đổi mục đích hàng ngàn ha rừng sang chăn nuôi bò đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhiều hộ dân. Sau khi chuyển đổi, một số hộ dân sẽ thiếu việc làm, ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập. Theo báo cáo ngày 1/9/2016 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh về tình hình thực hiện của dự án gửi Sở NN&PTNT đánh giá: “Đến thời điểm hiện nay, nhà đầu tư chưa thực hiện đúng mục tiêu và cam kết của dự án là phát triển chăn nuôi bò giống, bò thịt theo quy trình công nghệ cao và tổ chức liên kết nuôi bò, trồng cỏ với người dân địa phương”. Như vậy, cái được mà “siêu dự án” vẽ ra chưa thấy đâu nhưng thiệt thòi mà người dân phải gánh chịu thì đã hiển hiện. Trong lúc đó, vấn đề ô nhiễm môi trường từ khi dự án triển khai lại đang “nóng” lên từng ngày, khiến người dân và chính quyền vô cùng bức xúc...
 
Cá tầng nổi an toàn, nghề biển sẽ hồi sinh! – Tác giả Chính Thu: Sau nhiều tháng chờ đợi, Bộ Y tế kết luận các loại hải sản tầng nổi và vùng đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn đang thắp lên hy vọng hồi sinh nghề biển của các địa phương nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân, cho biết: Ngay khi có thông tin này, Sở đã triển khai hướng dẫn cụ thể các danh mục các loại cá tầng đáy để người tiêu dùng biết, không sử dụng. Ngành cũng hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác tuyên tryền; hướng dẫn bà con không đánh bắt các loại hải sản tầng đáy cũng như không sử dụng các dụng cụ đánh bắt nghề tầng đáy. Các ngành chức năng, địa phương cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân biết, sử dụng các sản phẩm được kết luận an toàn, tránh các loại hải sản tầng đáy chưa an toàn… nhằm vực dậy lĩnh vực kinh tế quan trọng này. Sau nhiều tháng chờ đợi, kết luận các loại cá tầng nổi an toàn đã xóa dần bức tranh ảm đạm bao trùm các làng biển bấy lâu. Bằng các kết luận khoa học, cẩn trọng, kỹ càng của ngành chuyên môn, tin rằng người dân sẽ quay lại sử dụng các loại hải sản. Nghề biển lại hồi sinh.

2/Báo thôn ngày nay đăng các tin, bài:

Thấp thỏm nuôi tôm nước lợ - Tác giả Trần Đăng: UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với huyện Nhà Bè và Cần Giờ tăng cường nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, nhiều nông dân nuôi tôm tỏ ra khá lo lắng trước thực trạng tôm mất giá và mùa dịch bệnh phát triển. Nhất là vào những tháng cuối năm khi thời tiết giao mùa, vì thế đẩy mạnh việc nuôi tôm vào thời điểm này sẽ khá rủi ro, chưa kể giá tôm trên thị trường đang rớt sâu. Giá tôm cũng không thuận lợi cho việc thả giống. “Hiện, giá tôm trên thị trường khá thấp. Tôm hơn 30 con/kg bán tại chợ đấu mối Bình Điền (quận 8) chỉ khoảng 140.000 đồng, trong khi đó giá thường phải là 190.000 đồng/kg”.  

Ngư dân Phú Yên rưng rưng làm chủ tàu vỏ thép “5 sao” – Tác giả Hùng Phiên: Sáng 21.9, tại cảng Phú Đông (TP.Tuy Hòa, Phú Yên), liên danh Công ty Thủy sản Đông Á - Công ty Đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng) tổ chức hạ thủy, bàn giao tàu cá vỏ thép Hướng Biển 01 (số hiệu PY-99991) cho ngư dân Phan Thanh Trị (phường Phú Đông, Tuy Hòa). Đây là tàu được được đóng mới theo Nghị định 67/2014, thiết kế theo mẫu tàu cá vỏ thép khu vực miền Trung do Bộ NNPTNT ban hành. Tàu có tổng giá trị đầu tư 18 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Chi nhánh Phú Yên cho vay 95% và vốn đối ứng của gia đình. Với chuyên nghề lưới chụp mực và cá ngừ sọc dưa, tàu được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải hiện đại như máy dò ngang, dò đứng, máy đo dòng chảy, radar, định vị toàn cầu, bản đồ số,… theo tiêu chuẩn cấp 1 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Làm gì để nuôi hải sản, làm muối an toàn ở 4 tỉnh miền Trung? – Tác giả Đình Thắng: Ngày 20.9, 3 Bộ Y tế, NNPTNT, TNMT tiếp tục đưa ra những khuyến cáo về môi trường biển, trong đó đáng chú ý là hướng dẫn nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, giám sát an toàn thực phẩm và sản xuất muối tại 4 tỉnh miền Trung của Bộ NNPTNT. Nội dung khuyến cáo cụ thể được đăng trên báo điện tử Dân Việt.

“Gót chân Asin” của bảo hiểm nông nghiệp – Tác giả Khải Huyền: Từng được kỳ vọng như chiếc phao cứu sinh của sản xuất nông nghiệp, giúp nhà nông yên tâm đầu tư vào ruộng vườn… nhưng sau nhiều năm triển khai, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vẫn không thể nhân rộng. Nhu cầu về BHNN rất lớn, vậy đâu là “gót chân Asin” - điểm yếu khiến BHNN rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”? 5 năm trước, BHNN được thực hiện thí điểm trên cây lúa, vật nuôi và các đối tượng thủy sản. Đã có hơn 304.000 hộ nông dân tham gia chương trình BHNN với giá trị khoảng 7.748 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh con số 304.000 hộ trên tổng số 3,2 triệu hộ nông dân tham gia, chứng tỏ thị trường BHNN còn rất nhỏ hẹp, chưa phát triển như kỳ vọng. Một số chuyên gia cũng cho rằng, để BHNN có thể “sống được” sau giai đoạn thí điểm, cần có khung pháp lý hoàn thiện và một hệ thống chính sách đồng bộ, tạo động lực cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà nông tham gia. Đồng thời, cần có một luật riêng về BHNN, trong đó có điều khoản quy định về danh mục các sản phẩm bắt buộc phải bảo hiểm là các sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chiến lược và một số sản phẩm thay thế nhập khẩu.

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Chờ “xin ngân sách, chạy ngân sách” để xây dựng nhà văn hóa – PV: Bí thư Chi bộ thôn Việt Long – Nguyễn Thanh Phong cho biết: nguyên nhân nảy sinh các ý kiến trái chiều và chưa đồng thuận trong việc xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng tại thôn là do phía chính quyền thôn phối hợp với DN triển khai trong khi chưa có chủ trương của Chi bộ và chưa được chi bộ có ý kiến. Về phía ông Phong mong muốn chờ ngân sách để xây dựng được NVH thôn với kinh phí lớn hơn, còn nếu dân quyết tâm làm thì bản thân ông không phản đối. Qua đó cho thấy, một việc tốt đáng lẽ cần được khuyến khích, động viên thì do mâu thuẫn quan điểm giữa Chi bộ và lãnh đạo thôn khiến nhân dân mòn mỏi chờ đợi. Trong kiến nghị của nhân dân về cán bộ, đảng viên của thôn không chỉ dừng lại ở những bức xúc do công trình tạm thời bị dừng thi công mà còn liên quan đến nhiều vấn đề chưa được làm rõ như đảng viên lấn đường nội đồng của dân tới 3m chiều ngang mà chưa được xử lý. Việc chính quyền xã đã không vào cuộc cũng như năm bắt tư tưởng của cán bộ đảng viên kịp thời để có những giải quyết thỏa đáng dẫn tới sự việc nhùng nhằng.


Hà Tĩnh xuất hiện dịch tai xanh – Tác giả Công Tường: Tại nhiều hộ chăn nuôi lợn ở xã Thạch Long, Thạch Hà có biểu hiện nóng, ho, khó thở và bỏ ăn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với dịch tai xanh. Chi cục đã nhanh chóng tiêu hủy 200 con lợn của 15 hộ nuôi và lập các chốt kiểm dịch.

Nuôi ghép tôm – cá mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí – Tác giả Hải Yến: Trong 3 năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai các mô hình nuôi ghép tôm sú với cá dìa và cá vối. Với đặc tính ăn tạp, cá dìa và cá vối sử dụng triệt để lượng mùn bã hữu cơ ở đáy ao như phân tôm, thức ăn dư thừa của tôm, tảo tàn... cân bằng được hệ sinh thái trong ao nuôi, tạo nền đáy ao tốt, giúp tôm sinh trưởng, phát triển nhanh, hạn chế được dịch bệnh. Với một diện tích mà người nuôi tôm có thể vừa nuôi kết hợp 2 loại thủy sản vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa tiết kiệm được chi phí vệ sinh hồ.

Nuôi tôm “3 sạch” có nhiều ưu việt – Tác giả Văn Dũng: “Say” tôm như điếu đổ - ông Vũ Văn Đức ở phường Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai, Nghệ An được ví là “vua tôm”; lãi ròng/năm lên đến 4-5 tỷ đồng. Mặc dù mới thử nghiệm 2 năm nay nhưng “vua tôm” khẳng định, quy trình nuôi tôm “3 sạch” có nhiều ưu việt, dịch bệnh cơ bản được khống chế, năng suất tăng đáng kể. Ngay khi bước vào nuôi tôm thâm canh, ông đã để trên 50% diện tích đầm làm hồ lắng; trong số 12ha làm đầm tôm, diệc tích nuôi tôm thương phẩm chỉ 3,2ha, số còn lại là hồ ương dẻo tôm. Tôn chỉ nuôi tôm 17 năm của ông Đức là “nói không với kháng sinh”, chỉ có thể phát triển bền vững nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Trên có sở đó, ông thực hiện nuôi tôm 3 sạch bao gồm: nước sạch, đáy sạch và cho ra tôm sạch. Với quy trình này, xử lý nước trước khi nuôi là quan trọng nhất, cứ 3-5 ngày các đầm tôm phải được thay từ 30-50% lượng nước trong ao nuôi, việc thay nước phải đảm bảo thường xuyên, liên tục từ khi xuất giống đến khi bán, hàng ngày phỉa làm sạch đáy ao. Năm 2015, trong khi gần 80% hộ nuôi ở Quỳnh Xuân thua lỗ vì bệnh thì ông vẫn đạt 20 tấn/ha (vụ 1). Năng suất tôm vụ 1 năm nay đạt 25 tấn/ha, lãi 5 tỷ đồng.

4/Báo Vnexpress đăng tin:

Trung Quốc giảm mua, cua biển Cà Mau lại rớt giá – Tác giả Phúc Hưng: Giá cua biển giảm 70.000-100.000 đồng mỗi kg do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, khiến người nuôi lẫn các đại lý điêu đứng. Bà Phạm Thị Cưỡng - chủ vựa cua lớn ở huyện Năm Căn cho biết “Những năm trước cứ đến Trung thu là gom không kịp hàng để xuất sang Trung Quốc. Năm nay họ giảm ăn nên cua biển Cà Mau không có đầu ra”. Không chỉ bị “hớ” về giá trong dịp Trung thu, nhiều hộ còn lâm nợ vì bỏ hơn chục triệu đồng tiền thuê dụng cụ cải tạo lại ao đầm để nuôi với quy mô lớn. Để giữ mối, nhiều vựa cua biển ở Cà Mau hiện đành chịu lãi thấp hoặc thua lỗ để xuất hàng sang Trung Quốc, nhưng với số lượng rất ít.






 
Tổng hợp: Minh Tâm 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 405


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1598911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74645882