18:17 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điểm báo hàng ngày về NTM


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tin báo chí ngày 27 tháng 9 năm 2016

Thứ tư - 28/09/2016 11:09
Trong ngày 27/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.


1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài

Trưởng thôn cùng nhân dân dân xây dựng nông thôn mới – Tác giả Đức Phú: Được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng thôn Trung Tiến, xã Trung Lễ (huyện Đức Thọ) từ năm 2010, ông Trần Văn Ân luôn gương mẫu, tích cực vận động bà con phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần thiết thực cùng nhân dân trong xã xây dựng NTM. Những năm qua các phong trào thi đua của thôn đặc biệt là phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, vườn mẫu thật sự lan tỏa sâu rộng. Ông Ân đích thân cùng với ban mặt trận, các tổ chức đoàn thể trong thôn vận động các hộ dân phá bỏ hàng rào tạp để xây dựng hàng rào xanh, phá bỏ vườn tạp, di dời công trình vệ sinh... Hưởng ứng phong trào, người dân đã hiến gần 2.000m2 đất ở để làm đường giao thông xây dựng mới nhà văn hóa thôn gần 1 tỷ đồng...Đến nay, về thôn Trung tiến, hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản được thay đổi; 100% hộ có phương tiện nghe nhìn; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,5 triệu đồng (năm 2015); hộ nghèo giảm xuống dưới 4%; 95% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa...

2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng/tháng – Tác giả Kim Oanh: Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá. Năm 2006, ông đã vào tận Quy Nhơn (Bình Định) mua 45 cặp bồ câu giống về nuôi thử trên diện tích 25m2. Từ những cặp giống ban đầu nuôi hiệu quả, ông Lương mạnh dạn nhân đàn lên 450 cặp giống, rồi tiếp tục nhân nuôi 500 cặp. Bồ câu đến lứa, ông bán lai rai cho người dân mua nuôi, bao nhiêu tiền lãi ông tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng chuồng trại. Đến nay, ông Lương đã có trong tay 1.000 cặp bồ câu Pháp, mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 600 con, với giá bồ câu thịt bình quân 70.000 đồng/cặp, con giống khoảng 200.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng ông thu lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở nuôi bồ câu Pháp, ông Lương còn đi học hỏi mô hình nuôi bồ câu cảnh xoè Nhật và hiện đã nhân giống thành công. Ông cho biết hiện đang có 7 cặp bồ câu Nhật giống và sẵn sàng nhân giống bán cho người có nhu cầu với giá 1 triệu đồng/cặp.

Giá gạo Việt tụt xa gạo Thái – Tác giả Thiên Ngân: Từ khi tham gia thị trường xuất khẩu gạo tới nay, hầu như các sản phẩm gạo của Việt Nam đều thua kém sản phẩm cùng loại của Thái Lan về giá. Tuy nhiên, chưa bao giờ sự chênh lệch về giá lại đáng báo động như hiện nay, khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã bỏ xa chúng ta tới hơn 30USD/tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, một nguyên nhân quan trọng luôn khiến gạo Việt Nam bị đánh giá thấp là do chất lượng gạo thấp. Xuất phát từ tập quán canh tác, nông dân Việt Nam sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Thời gian sinh trưởng ngắn đã khiến chất lượng gạo không đảm bảo. Hiện nay nước ta chủ yếu sản xuất gạo hạt dài Indica nhưng lại có chất lượng thấp hơn các nước khác (phổ biến có 2 loại gạo- loại Indica là hạt dài, Japonica là hạt tròn). Ở Việt Nam, quy định cỡ hạt dài là 6,2mm, trong khi ở vùng đông bắc Thái Lan, giống gạo hạt dài của họ là 7mm và có thể dài hơn. Đó là chưa kể việc sử dụng giống ngắn ngày ở Việt Nam khiến gạo bị bạc bụng, không trong như gạo Thái.  Hơn nữa Việt Nam đang là nước sản xuất thừa lúa gạo. Từ năm 2012 trở lại đây và một vài năm sắp tới, nước ta đã và sẽ ở trong tình trạng sản lượng tăng dẫn đến cung cấp thừa, bởi vậy giá gạo giảm.

Nuôi lợn điều hòa – Tác giả Thu Hà: Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, lại ít vốn nên vợ chồng chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) chỉ nuôi khoảng 100 con lợn thịt. Từ năm 2004, vợ chồng chị đầu tư nuôi hàng chục con lợn nái và thuê thêm 4 ha đất ruộng làm trang trại chăn nuôi lợn kết hợp đào ao thả cá. Công việc chăn nuôi ngày càng có lãi, chị mua thêm con giống, mở mang chuồng trại… Đến đầu năm 2010, chị Mý đã nâng quy mô trang trại lêm 50 con lợn nái và 1.000 con lợn thịt/năm. Nhưng cuối năm 2010, dịch tai xanh bùng phát, trang trại bị thiệt hại nặng nề. Để có tiền tái đàn, vợ chồng chị Mý đã phải cắm sổ đỏ, vay vốn ngân hàng. Ngày chăm sóc đàn lợn vất vả, đến đêm về 2 anh chị lại cặm cụi lên kế hoạch lựa chọn giống lợn chuẩn, xây dựng lại hệ thống chuồng trại khép kín, hạch toán sổ sách thu chi... Đến nay, trang trại của chị Mý thường xuyên duy trì 150 lợn nái ngoại, 4.000 lợn thịt/năm, cho doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, với 11 ao nuôi cá), gia đình chị Mý có thêm hơn 300 triệu đồng/năm. Tuy chăn nuôi lợn với số lượng “khủng”, nhưng vợ chồng chị Mý khá nhàn nhã nhờ áp dụng phần mềm quản trị chăn nuôi lợn. Chỉ cần một cú “click” chuột, biết được lý lịch từng con, ngày giờ sinh, số lần tiêm phòng, kế hoạch cai sữa, khi nào đẻ hoặc cần thụ tinh, xuất chuồng... Ngoài ra chị Mý còn tích cực tham gia công tác đoàn thể. Từ năm 2002-2006, chị được bầu làm Phó Chủ tịch Hội ND xã Phù Lương. Từ năm 2007 đến nay chị giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phù Lương.

Phát triển cây trồng công nghệ sinh học: Vẫn chưa như mong đợi – Tác giả Thuận Hải: Chiều 27.9, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã tổ chức Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam". Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng phát triển cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) tại Việt Nam còn chưa như mong đợi, khi mới chỉ có 1.000 tấn hạt giống ngô được nhập khẩu. Theo ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Do đó, Trong 5 năm qua, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách với mức ưu tiên cao cho lĩnh vực này. Cũng theo Cục Trồng trọt, hiện đang có khoảng trên dưới 50 giống ngô trong cơ cấu sản xuất, trong đó có 16 giống ngô GMO đã được Bộ NNPTNT công nhận. Nguyên nhân khiến cây trồng GMO chưa được nhiều nông dân chấp nhận tại Việt Nam do giá hạt giống chưa hợp lý, nông dân chưa quen sử dụng giống ngô GMO với giá vượt trội hơn giá ngô lai F1. Trong khi đó, ngô thương phẩm giá thấp kỷ lục, các doanh nghiệp cung ứng chưa đánh giá hết thực trạng ngô và ngô GMO ở Việt Nam; giống ngô GMO chỉ mang lại hiệu quả tối ưu ở những vùng trồng ngô trọng điểm, chịu áp lực cao về sâu đục thân, đục bắp, đục cờ và cỏ dại, nông dân có tập quán sử dụng thuốc trừ cỏ phun cho ngô ở giai đoạn 3 – 4 lá.

Gặp lão nông xuất sắc dưới chân dãy Tam Đảo – Tác giả Huy Toản: Từ hai bàn tay trắng, ông Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Sau nhiều năm cần cù, chịu khó, vợ chồng ông đã khai hoang được gần 20ha đất rừng trồng keo, bạch đàn, vườn ăn quả, chuồng trại, tận dụng địa hình, địa thế đào 1ha ao thả cá, làm mương dẫn nước từ các khe ở trên rừng về phục vụ chăn nuôi. Ông mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn khép kín, có điều hòa nhiệt độ, được chia làm nhiều khu chăn nuôi khác nhau. Chất thải được xử lý bằng hệ thống hầm biogas. Hiện, trang trại của ông Thiệp đang có khoảng 1.700 con lợn thịt, 200 con lợn nái ngoại. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất trên 400 tấn lợn hơi có chất lượng cao ra thị trường. Đàn bò, đàn dê của gia đình sau nhiều năm cũng đã tăng lên gần 200 con. Khu chuồng gà ông thường nuôi 4.000 con gà thịt/lứa. Hằng năm, ông xuất bán trên 14 tấn cá chim, rô phi đơn tính, chưa kể 16ha cây lâm nghiệp và cây ăn quả… Tổng lợi nhuận từ mô hình VACR của ông Thiệp đạt hơn 2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 12 lao động với mức lương từ 3,5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Ông Thiệp vinh dự là nông dân tỉnh Thái Nguyên được bình chọn nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016”.

3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài: 

Phú Yên khó khăn về tiêu chí hộ nghèo trong NTM – Tác giả Mạnh Hoài Nam: Phú Yên phấn đấu đến cuối năm 2016 có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 30 xã. Tuy nhiên ở xã có vùng đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao, đặc biệt có 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 10%. Do đó, có nhiều xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM khó hoàn thành tiêu chí này, kéo theo tiêu chí số 10 (thu nhập) giảm xuống (16,5 triệu đồng/người/năm trong khi quy định của BTC là 27 triệu đồng/người/năm). Xuất phát từ khó khăn trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế đã ký văn bản gửi TW xin ý kiến giải quyết đối với tiê chí hộ nghèo, theo đó cho phép tỉnh tách riêng số hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội để thực hiện các chính sách xã hội, không đưa đối tượng hộ nghèo này trong tổng số hộ nghèo của địa phương để xác định tỷ lệ hộ nghèo xét công nhận NTM. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh nam cho biết Bộ thống nhất loại trừ đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội vào tiêu chí hộ nghèo xét công nhận xã NTM và mức đạt chuẩn năm 2016 của vùng duyên hải Nam Trung bộ (trong đó có PY) tiêu chí hộ nghèo từ 5% trở xuống.

Cà Mau: Thiệt hại hơn 12.000ha tôm do dịch bệnh – Tác giả Trần Hiếu: Đầu năm 2016 đến nay Cà Mau đã thiệt hại hơn 12.000ha tôm do dịch bệnh, ước năng suất sau khi thu hoạch giảm 30-70%. Trong đó diện tích tôm công nghiệp bị nhiễm khoảng 345ha, chủ yếu bệnh đốm trắng và một số bệnh liên quan đến gan tuyh, Nguyên nhân được ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá cho thời thiết thất thường, ảnh hưởng thiên tai nên tình hình dịch bệnh trên tôm diễn ra phức tạp.
Bình Định là thủ phủ rau an toàn – Tác giả An Nhân: Năm 2016, Bình Định tiếp tục được Chính phủ New Zealand tài trợ Dự án sinh kế nông thôn bền vưng giai đoạn 2 (2016-2021) với chỉ 1 hợp phần duy nhất là sản xuất rau an toàn trên diện tích 720ha. Quá trình triển khai dự án giai đoạn 1 từ tháng 3/2009 đến tháng 3/2015 đã thực hiện thành công việc kết nối hộ nông dân nghèo với thị trường qua 4 hợp phần: SX rau an toàn được chứng nhân (RAT), tăng thu nhập từ cây dừa, các hệ thống chăn nuôi có lãi và quản lý dự án; được nhà tài trợ đánh giá đảm bảo yêu cầu đề ra, mang lại cả lợi ích kinh tế và xã hội. Giai đoạn 2 của dự án được tiếp tục thực hiện tại Bình Định từ tháng 6/2016 đến 5/2021 với chỉ 1 hợp phần duy nhất là SX RAT. Mục tiêu là cải thiện tính bền vững về kinh tế và môi trường cho người trồng rau, cùng sự an toàn của người tiêu dùng.

Làng thủy sản nước ngọt thu 150 triệu đồng/ha/năm – Tác giả Trịnh Lan: Được nhà nước xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, những nông dân từng quanh năm chỉ biết đến cây lúa, trồng màu ở xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã chuyển sang nuôi thả cá. Đến nay toàn xã có khoảng 25 hộ đã thả cá tại vùng tập trung, đạt 50% tổng số hộ thuộc dự án. Hiện đàn cá đều sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ha mặt nước dự kiến thu được khoangr 8-10 tấn cá thương phẩm, giá bản khoảng 20 nghìn đồng/kg, tương đương hơn 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hơn 4 lần so với cây lúa. Diện mạo mới khu nuôi cá tập trung rộng 34ha thuộc diện tích đất canh tác của 3 thôn: Xuân Trung, Xuân Thượng, Xuân Đồng với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách TW và huyện. Theo đó, vùng có hệ thống kênh tưới, tiêu bao quanh các ao hình bàn cờ, rất tiện khi điều tiết nước, nhất là không còn tình trạng nước tù đọng, giúp cá lớn nhanh.

Tổng hợp: Minh Tâm
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 399

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 396


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1599505

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74646476