Trong ngày 30/9/2016, các báo: Chính phủ, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
1/Báo Chính phủ đăng tin:
Thủ tướng ban hành định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh Miền Trung bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại, UBND tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 7 nhóm đối tượng được đăng tải cụ thể trên báo điện tử Chính Phủ, báo Hà Tĩnh và nhiều báo khác... Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016. Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các đối tượng nêu trên được sử dụng từ nguồn kinh phí do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
2/Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:
Sự cố Formosa kéo lùi lộ trình nông thôn mới – Tác giả Phan Phương: Sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh xả thải không chỉ kéo lùi sự phát triển kinh tế, xã hội ở các xã vùng biển Quảng Bình mà còn khiến lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các xã thêm gập ghềnh, xa vời. Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình, trong số 18 xã biển của tỉnh, hiện đã có 9 xã cán đích, các xã còn lại dù còn nhiều khó khăn nhưng đều đặt mục tiêu đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, lộ trình cán đích NTM của các xã này gặp rất nhiều khó khăn.
Thủ tướng chê các tỉnh chỉ báo cáo thành tích nông thôn mới – Tác giả Thiên Ngân: Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng NTM chỉ diễn ra trong buổi sáng 30/9 nhưng đã ít nhất 2 lần Thủ tướng phải nhắc nhở các địa phương đọc ít báo cáo, dành thời gian tập trung vào các vấn đề cấp bách hơn. Sau khi nghe báo cáo tình hình triển khai chương trình xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo T.Ư, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới hạn các địa phương phát biểu góp ý trong khoảng 7 phút, tập trung vào các vấn đề, giải pháp trọng tâm. Tuy nhiên, đại diện một số tỉnh vẫn trình bày nhiều báo cáo thành tích, liệt kê những việc đã làm trong 5 năm qua mà ít chỉ ra những vấn đề tồn tại, đề xuất, hiến kế cho giai đoạn tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh; “Tại hội nghị trực tuyến, đề nghị các đồng chí đi vào thảo luận thực chất của vấn đề. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, đề nghị tập trung vào các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại của chương trình xây dựng NTM để nâng chất đời sống người dân nông thôn, đạt được các mục tiêu đề ra cũng như giải quyết hết nợ nần”.
Cần cẩn trọng khi xuất khẩu gạo sang Mỹ - Tác giả Thuận Hải: Chiều 30.9, ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, Bộ này vừa phát cảnh báo cho các doanh nghiệp cẩn trọng hơn trong xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ. ảnh báo này lưu ý các doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về. Trường hợp doanh nghiệp tái phạm nhiều lần có thể sẽ bị cấm xuất khẩu sang thị trường này. sTheo ông Đô, từ đầu năm đến nay nhiều lô hàng gạo của doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ bị trả về do một số dư lượng hoạt chất thuốc BVTV trong gạo vượt mức giới hạn cho phép theo quy định của Mỹ. Do đó, nếu không cảnh báo, thì nguy cơ Mỹ đóng cửa thị trường là rất lớn.
Bí quyết làm nhà rơm dự trữ cho trâu, bò vào mùa đông – Tác giả Công Xuân: Để làm nơi chứa thức ăn dự trữ cho trâu, bò nuôi vào mùa mưa rét, người dân thiểu số ở các bản làng miền núi huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi đã đầu tư từ vài trăm ngàn, đến hàng triệu đồng làm nhà chứa rơm mái lợp tôn, ngói và nền tráng xi măn, vách bằng tre, ván gỗ có kích thước cao từ 1-2m, rộng 3-7m2/nhà. Ông Đinh Văn Trung, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà cho biết: "Sau hơn 5 năm triển khai đến thời điểm này, ước trên 80% số hộ chăn nuôi trâu, bò trong huyện đã làm nhà kho chứa rơm; góp phần cùng với các hình thức khác làm giảm thiểu ước hơn 90% số lượng trâu, bò nuôi bị chết do thiếu ăn vào mùa đông như trước đó.
Nông dân Việt ngỡ ngàng trước “chiêu độc lạ” của nông nghiệp xứ Hàn – Tác giả Đăng Thúy, Đàm Duy Từ: Ngày 30.9, ngày thứ hai trong lịch trình làm việc bận rộn của đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc đi học tập kinh nghiệm tại Hàn Quốc, đoàn đã có buổi thăm 3 viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu Hàn Quốc thuộc Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc. Tại buổi làm việc, đại diện Tổng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc đã giới thiệu cơ cấu hoạt động của cơ quan có 4 đơn vị chủ yếu gồm: Viện Khoa học Nông nghiệp quốc gia (là đơn vị phát triển khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp, thổ nhưỡng, côn trùng và các điều kiện tự nhiên liên quan đến nông nghiệp, nghiên cứu về bệnh dịch); Viện Khoa học lương thực (nghiên cứu về giống lúa, lúa mì, lúa mạch, khoai tây); Viện Nghiên cứu về các loại rau, củ quả (đối tượng nghiên cứu là rau, củ quả, hoa, nhân sâm và nấm); Viện Nghiên cứu Chăn nuôi (các loại vật nuôi từ bò, ngựa, lợn, gà…). Sau đó, đoàn công tác đã được đi tham quan không gian trưng bày những thành tựu nông nghiệp của Hàn Quốc từ quá khứ, hiện tại và những xu hướng phát triển trong tương lai.
3/Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
Thủ tướng: “Phải có khát vọng khởi nghiệp, làm giàu trong NTM” – Tác giả Văn Hùng: Tại HN trực tuyến triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương, đội ngũ các bộ, ngành, địa phương đã say mê, nhiệt huyết có trách nhiệm cao trong xây dựng NTM. Thủ tưởng nhấn mạnh: “Bản chất của NTM là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân chứ không phải các công trình xây dựng, không phỉ là nợ nần xây dựng cơ bản đâu?”. NTM là cuộc cách mạng, là nhiệm vụ chính trị, phải kiên trì, kiên nhân, tổ chức thực hiện tốt; phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; phải thực sự hành động vì dân với tinh thần của Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Việc công nhân, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn NTM phải thực chất khách quan, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, không chạy theo thành thích. NTM phai là nông thôn kiểu mẫu, gắn với đô thị hóa, đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cung cáp nước sạch cho người dân nông thôn, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Tại Hà nội, Thủ tướng đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020”; phong trào phải dựa vào dân, phát huy sức sáng tạo của nhân dân.
Tín dụng phục vụ tam nông – Tác giả Tân Yên:Ngân hàng Agribank luôn đóng vai trò chủ lực trong cung ứng vốn cho lĩnh vực NN, NT, ND và thực hiện các chương trình, chính sách tiền tệ tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Sau 5 năm phối hợp với TW HND Việt Nam, TW Hội LHPN Việt Nam triển khai Nghị quyết liên tịch, đến nay hệ thống tổ vay vốn của Agribank được triển khai khắp các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa trên mọi miền Tổ quốc với 53 chi nhánh, 35.935 tổ đang hoạt động với trên 939 nghìn thành viên tham gia; tổng dự nợ Agribank cho vay thông qua tổ vay vốn đạt 44.400 tỷ đồng, bình quân mỗi tổ có 23 thành viên và dư nợ quản lý là 995 triệu đồng; trở thành kênh dẫn vốn và quản lý vốn hiệu quả, giúp người nông dân từng bước phát triển SXKD có cơ hội đổi đời và làm giàu trên quê hương.
Tái cơ cấu, bệ đỡ nông nghiệp An Giang – Tác giả Gia Bảo:Dù điều kiện thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu, song kết quả sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm ở An Giang đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Năm nay, năng suất vụ ĐX và rau màu các loại đều giảm. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (QPM), Sở NN-PTNT An Giang đã thực hiện 11 lớp và 6 mô hình, trên nền tảng “3 giảm 3 tăng”, tiết kiệm nước và đầu tư máy míc trang thiết bị được người dân ứng dụng rộng rãi trong canh tác lúa. Bên cạnh đó, Sở cũng đã tổ chức triển khai tập huấn 7 lớp rau an toàn cho 210 nông dân, diện tích SX rau an toàn theo hướng VIetGap đến nay là 12,17ha với 43 hộ tham gia. Để nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn lúa, nếp giai đoạn 2016-2020. Trong chăn nuôi, tình hình các dịch bệnh như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh trên gia súc, gia cầm đang được kiểm soát tốt...
Nhiều mô hình hay giúp nông dân Kiên Giang thu nhập khá – Tác giả Đ.T.Chánh: Năm 2016, tổng kinh phí hoạt động khuyến nông của tỉnh là hơn 37,7 tỷ đồng, gồm nguồn kinh phí khuyến nông Quốc Gia, kinh phí tỉnh, huyện và hợp tác với DN. Các chương trình khuyến nông tập trung vào ba mảng chính: Thông tin truyên truyền chuyển giao kỹ thuật, tập huấn nâng cao kỹ thuật nông nghiệp và xây dựng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn. Tại Kiên Giang các mô hình KN luôn đạt hiệu quả cao là do tỉnh rất chú trọng đội ngũ can bộ khuyến nông cơ sở. Dây là tỉnh đầu tiền của ĐBSCL thực hiện thành công mô hình Tổ Kinh tế kỹ thuật nông nghiệp xã, nhằm đưa cán bộ khuyến nông về cơ sở. Mỗi tổ có 3 cán bộ gồm các chuyên môn: Trồng trọt – BVTV; Thủy sản, Chăn nuôi – Thủ y. Đây là đội ngũ khuyến nông lôn sát cánh cùng nông dân. Thứ hai, chú trongj phát triển nuôi tôm quản lý cộng đồng nhằm xây dựng vùng nuôi lớn, cùng nhau xuống giống và quản lý dịch bệnh. Đây là mô hình được TTKN thực hiện và chuyển giao cho nông dân nhiều năm qua, đạt hiệu quả cao, giảm rủi ro, tăng năng suất và chất lượng tôm.
Liên kết chăn nuôi làm giàu: Định hướng liên kết chuỗi thời gian tới – Tác giả KN: Trong quá trình xây dựng và phát triển các hình thức liên kết chuỗi trong sản xuất, chăn nuôi, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của TW và địa phương hết sức cần thiết và quan trọng. Nhà nước và địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu biết hơn về liên kết chuỗi, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột’ trong sản xuất chăn nuôi. Các chính sách ban hành để phát triển về chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm cần quan tâm đến việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và hộ chăn nuôi tham gia vào chuỗi liên kết hiệu quả nhất. Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trơ DN trong đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết. Các địa phương cần xác định rõ chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chăn nuôi chính là DN. Người chăn nuôi là cơ sở nền tảng khi tham gia vào các chuỗi liên kết với đặc điểm quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, để có lãi các hộ cần liên kết theo từng nhóm gia trại, trang trại. Việc xây dựng vầ phát triển sản xuất chăn nuôi theo liên kết chuỗi là động lực để phát triển chăn nuôi bền vững và gia tăng giá trị theo yêu cầu của tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Tổng hợp: Minh Tâm