06:25 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

An Giang: Triển vọng nghề nuôi cá sặc rằn ở An Phú

Thứ bảy - 08/06/2013 01:36
Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Sau 24 tháng thực hiện, dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn” đã được Hội đồng Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh An Giang nghiệm thu vào đầu tháng 4 năm 2013, với kết quả: Dự án đã tổ chức thành công 2 lớp tập huấn kỹ thuật (gồm 1 lớp tập huấn sản xuất giống và 1 lớp nuôi thương phẩm cá sặc rằn) cho 40 nông dân và 6 kỹ thuật viên huyện An Phú; sau lớp tập huấn, các học viên ứng dụng thành thạo kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn. Xây dựng thành công 7 mô hình ương giống cá sặc rằn với diện tích 0,9 héc-ta thả 5 triệu cá bột, sau 2,5  đến 3 tháng ương giống, thu được 1,1 triệu con giống, đạt tỉ lệ sống từ 20% – 26%, cỡ cá thu hoạch 73 con – 260 con/kg. Xây dựng 9 mô hình nuôi thương phẩm cá sặc rằn với diện tích thả giống 3,04 héc-ta; sau thời gian 6 đến 9 tháng nuôi, các mô hình đã thu hoạch với trọng lượng bình quân 6,8 con – 11 con/kg, tỉ lệ sống 48% – 75,5%, năng suất 16 tấn – 30 tấn/héc-ta, hệ số thức ăn: 2,1 – 2,3, lợi nhuận đạt từ 150 triệu – 750 triệu đồng và tỉ suất lợi nhuận đạt 25% – 68%. Tuy nhiên, có một mô hình nuôi không hiệu quả do cá bị thất thoát vào mùa lũ cao năm 2011.

Để tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tham gia thực hiện dự án và nông dân nuôi cá sặc rằn trao đổi, chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm và giới thiệu hiệu quả mô hình, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú đã tổ chức tham quan mô hình nuôi cá sặc rằn tại huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) và hội thảo nhân rộng mô hình cho hơn 50 đại biểu tham dự. Sự thành công lớn của dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn” là cải tiến được quy trình kỹ thuật trong khâu tuyển chọn con giống và sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao (30%), rút ngắn chu kỳ nuôi (từ 3 tháng – 5 tháng nuôi so với quy trình trước đây) và tăng vòng quay của đồng vốn sản xuất.

Từ kết quả rất thành công của dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”,  năm 2013, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã triển khai dự án “Chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn”, thời gian thực hiện giai đoạn 1 (từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013), với quy mô xây dựng mô hình 2 héc-ta và 1 cơ sở chế biến khô công suất 200 tấn – 250 tấn thành phẩm/năm. Mục tiêu: Xây dựng vùng nuôi cá sặc rằn công nghệ cao ở huyện An Phú  và cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến khô cá sặc rằn xã Khánh An (huyện An Phú). Tổ chức mô hình chuỗi liên kết sản xuất từ sản xuất con giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khô cá sặc rằn Khánh An (huyện An Phú). Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào cơ sở chế biến khô cá sặc rằn để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đổi mới công nghệ, thực hiện công bố hợp quy, nâng cao giá trị sản phẩm.

Công tác xúc tiến thương mại cũng sẽ được đẩy mạnh song song với đăng ký nhãn hiệu độc quyền (đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ), phát huy lợi thế nhãn hiệu, thương hiệu khô cá sặc rằn Khánh An (huyện An Phú), phát triển sản phẩm giá trị gia tăng và chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, nhằm tiếp tục hướng tới việc tăng giá trị sản phẩm của cá khi thu hoạch, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã xây dựng mô hình “Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thương phẩm cá sặc rằn theo hướng nâng cao kích cỡ sản phẩm khi thu hoạch”, với mục tiêu tăng kích cỡ cá khi thu hoạch lên 6 con – 7 con/kg và đạt năng suất trên 25 tấn/héc-ta.

Báo An Giang online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 336

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 332


Hôm nayHôm nay : 62929

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1035097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71262412