22:13 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Phước: Nông dân trẻ chế tạo thành công máy trồng mì

Chủ nhật - 02/08/2015 00:12
Những năm gần đây, việc nông dân sáng tạo trong lao động sản xuất và sáng chế thành công nhiều loại máy hữu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp không còn hiếm. Việc anh Phạm Sáng (SN1981), chủ tiệm cơ khí Văn Bốn, ngụ khu phố Thắng Lợi, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vừa sáng chế thành công chiếc máy trồng mì hiệu quả đang mang lại tin vui cho nhà nông.
Anh Phạm Sáng với chiếc máy trồng mì

Anh Phạm Sáng với chiếc máy trồng mì


Sau thời gian làm nông, anh Phạm Sáng chuyển sang mở tiệm cơ khí Văn Bốn. Thấy người nông dân trồng mì theo thủ công phải cuốc từng lỗ, đặt từng hom mì... rất vất vả, anh nảy sinh ý định nghiên cứu và sáng chế máy trồng mì giúp bà con nông dân giảm bớt khó nhọc trong lao động. Qua một thời gian nghiên cứu, năm 2013, chiếc máy trồng mì của anh ra đời. Chạy thử, anh thấy máy chưa đạt hiệu quả cao do thiết kế chưa phù hợp, anh tiếp tục nghiên cứu và cải tiến. Đến nay, anh Phạm Sáng đã chế tạo thành công 2 chiếc máy trồng mì rất hiệu quả.

Chiếc máy trồng mì của anh Sáng được thiết kế có 2 hệ thống cùng hoạt động. Máy chạy một lượt trồng được 2 hàng mì. Máy được thiết kế liên hoàn, trên cùng là 2 bánh bằng sắt chạy song song nhằm giữ thăng bằng cho máy, 2 bánh sắt cách nhau khoảng 0,8cm, đây cũng là khoảng cách hàng cách hàng khi trồng mì. Người trồng cũng có thể thay đổi khoảng cách này rộng hơn hoặc hẹp hơn tùy sở thích và tùy từng loại đất để trồng mì dày hoặc thưa cho phù hợp. Tiếp đến là 2 chảo sắt có đường kính 48cm được gắn vào nhau theo hình chữ V có tác dụng rạch rãnh, bên cạnh là 2 bánh hơi có tác dụng giữ thăng bằng khi máy di chuyển, bánh hơi được nối với hệ thống nhông sên. Khi bánh hơi di chuyển làm chuyển động bộ nhông sên làm 2 bánh răng cưa chuyển động tác động đến hệ thống dao để chặt cây mì thành từng khúc. Hệ thống dao được thiết kế rất đặc biệt, 4 con dao được gắn với vòng tròn, khi 2 vòng tròn quay ngược chiều và 2 con dao gặp nhau cắt đứt cây mì, khoảng trống giữa các lưỡi dao là hệ thống cao su, bởi cao su có độ đàn hồi có tác dụng ôm cây mì không bị giập hoặc xước.

Đây là chiếc máy liên hoàn được anh Sáng thiết kế đặc biệt. Máy có đầy đủ các hệ thống rạch hàng, dao chặt cây mì, bánh cao su đè mì và chảo lấp đất vào hom mì.

Khi cây mì được cắt đứt thành từng khúc và được đẩy xuống đất vào hàng vừa rạch, sau đó có 1 chiếc bánh xe bằng cao su đặc có tác dụng đè khúc mì vừa chặt vào vị trí trồng và cuối cùng là 2 chiếc chảo cũng được thiết kế hình chữ V nhưng ngược lại với 2 chiếc chảo rạch hàng mì có tác dụng lấp đất vào hom mì. Với chiếc máy trồng mì này cây mì sẽ được cắt khúc đều nhau, khoảng cách cây và hàng, lượng đất lấp vừa đủ nên tỷ lệ cây sống rất cao. Người nông dân có thể trồng bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm vì máy có hệ thống đèn chiếu sáng.

Nếu trồng mì thủ công thì mất từ 8 - 9 người mới trồng được 1 ha, nhưng với chiếc máy trồng mì đặc biệt này chỉ cần 3 người, một người điều khiển máy và 2 người đưa cây mì giống. Trong một ngày có thể trồng được 6 - 7 ha. Nhờ tính năng ưu việt của chiếc máy mà nhiều hộ nông dân đã thuê anh trồng mì. Mỗi 1 ha anh Sáng lấy 600 ngàn đồng tiền công. Nếu trồng thủ công thì 1 ha phải thuê từ 1,2 - 1,5 triệu đồng và mất nhiều thời gian, công sức hiệu quả không cao.

Ông Trần Đức Thắng, Trưởng khu phố Thắng Lợi cho biết: Đây là chiếc máy trồng mì rất tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Chúng tôi luôn khuyến khích bà con nông dân phát huy sáng kiến, tạo điều kiện cho nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả lao động. Sáng chế của anh Phạm Sáng giúp bà con nông dân bớt đi những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Theo: vietlinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1129328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72812037