04:29 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn: Gắn với giải quyết việc làm tại chỗ

Thứ sáu - 24/02/2012 09:34
Sau 2 năm thực hiện, các mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã thu hút được 100.000 người tham gia, bởi đều gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
 

Dạy gần 200 nghề

Theo thống kê của Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 (Đề án 1956), đến nay, cả nước đã triển khai dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho hơn 100.000 LĐNT với gần 200 nghề thuộc đủ các lĩnh vực: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ...  

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

Lao động tại các làng nghề được đào tạo nâng cao tay nghề truyền thống.
Lao động tại các làng nghề được đào tạo nâng cao tay nghề truyền thống.

Mô hình dạy nghề nông nghiệp có 79 địa phương thực hiện, trong đó 41 địa phương dạy 47 nghề trồng trọt cho 26.000 người, 38 địa phương dạy 37 nghề chăn nuôi, đào tạo cho 12.600 người. Mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp có 30 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện cho 22.700 người với 50 nghề (móc sợi, thêu ren, mây tre đan, đúc đồng, chạm khảm tranh đồng, tăm hương, chổi chít...).

Mô hình dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có 33 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện cho 27.200 người với 57 nghề gồm các nghề công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch, dịch vụ... Mô hình dạy nghề đánh bắt xa bờ mới được triển khai cuối năm 2011 ở 7 địa phương cho 1.043 người với một số nghề như điều khiển tàu cá, kỹ thuật khai thác kéo lưới, sửa chữa máy tàu cá.

Việc dạy nghề theo các mô hình thí điểm đều gắn chặt với công việc người LĐ đang làm và quy hoạch phát triển KTXH của địa phương. Cụ thể, dạy nghề trồng rau an toàn cho người dân đang trồng rau tại xã Thụy Hương, Hà Nội, dạy nghề sơn son thếp vàng cho LĐ đang làm nghề tại xã Hoài Đức, Hà Nội.

Mô hình dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng nhắm đến những LĐ trên địa bàn nơi DN xây dựng cơ sở sản xuất để vừa giải quyết việc làm, vừa thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương ở Hưng Hà - Thái Bình, Thiệu Đô - Thanh Hóa, Phổ Yên – Thái Nguyên, Giồng Trôm – Bến Tre...

Vừa học vừa làm

Hầu hết các lớp đào tạo được thực hiện tại nơi ở của người học theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm. Một số nghề có thiết bị dạy và sản xuất không vận chuyển được (nghề đúc đồng, gốm ....) thì phải tổ chức đào tạo tại DN. Với các nghề nông nghiệp, thời gian học theo chu trình phát triển của cây, con và thực hành ngay tại cánh đồng hoặc ao, chuồng, trại...

Nhờ đó, LĐNT sau học nghề đều biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, tăng thu nhập. Như người học nghề trồng thuốc lá tại Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai, sản lượng tăng 15-20%, thu nhập người LĐ tăng 1,5-2 lần. Với nghề trồng sắn ở Quảng Trị, năng suất tăng 1,5 lần, đạt thu nhập đạt 40-50 triệu đồng/ha...

Trên 90% LĐNT học các nghề tiểu thủ công nghiệp có việc làm, trong đó đa số người học tự tổ chức sản xuất tại hộ theo đơn đặt hàng của DN với thu nhập từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng/tháng, phối hợp thành lập tổ hợp sản xuất, một số người được DN tiếp nhận làm việc thu nhập 2-4,5 triệu đồng/tháng.

Trên 70% số người học nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng được các DN tiếp nhận làm việc với thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên hoặc tự tạo việc làm theo đúng nghề được học.

Theo laodong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 29771

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 547273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70774588