Quá trình lấy mật ong
Cùng với hộ ông Ngọ, hiện nay trên địa bàn Cẩm Mỹ có 10 hộ nuôi ong khác. Hộ nuôi ít cũng từ 3 đến 4 đàn, hộ nhiều thì có 40 đàn. Tuy nhiên để nuôi ong thành công và thu được nhiều sản phẩm, cần phải nắm vững và kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố như : kỹ thuật tạo chúa có chất lượng cao, kỹ thuật nuôi và sử lý đàn ong, các bước đi hoa, phương pháp phòng và trị bệnh. Khu vực nuôi cũng phải là nơi không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại. Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông.... Do vậy tuy có nhiều hộ cũng bước vào nuôi ong, nhưng số lượng đàn ong ngày càng giảm, nguyên nhân trong quá trình chăm sóc không nắm vững kỹ thuật nuôi nên dẫn đến ong chết hoặc bốc bay. Ông Võ Tá Xà – Giám đốc TT ứng dụng KHKT huyện Cẩm Xuyên cho biết “Từ lợi thế vùng bán sơn địa thích hợp cho nghề nuôi ong thì năm 2011 chúng tôi đưa ong về cho các hộ dân nuôi thử. Hiện nay tại thôn 4 xã Cẩm Mỹ nghề nuôi ong đã phát triển. Đây là mô hình tăng thu nhập cho người dân và có khản năng để nhân rộng.”
Nhiều hộ cùng tham gia phát triển nghề nuôi ong cho thu nhập kinh tế cao
Nuôi ong là một nghề mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để nghề nuôi ong phát triển, điều cần thiết là phổ biến các kiến thức khoa học giúp các hộ dân nắm rõ quy trình kỹ thuật nuôi.Tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn