23:01 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng cử nhân nuôi gà bằng… âm nhạc

Chủ nhật - 31/03/2013 22:35
NDĐT- Những chiếc loa thùng đặt rải rác, các bản nhạc giao hưởng với những giai điệu đã đi vào lòng hàng triệu người trên thế giới được bật suốt 12 tiếng một ngày nhưng không phải để phục vụ cho thính giả mà lại là để cho những… đàn gà nghe. Chuyện thật như đùa ấy lại đang xảy ra ở trang trại nuôi gà của anh Nguyễn Duy Thiên Ân ở xã Hố Nai 3 (Trảng Bom, Đồng Nai).
“Cử nhân gà” Thiên Ân bên đàn gà của mình.

“Cử nhân gà” Thiên Ân bên đàn gà của mình.

Dùng nhạc ‘‘quý tộc’’ để nuôi gà

Chúng tôi tìm tới trang trại nuôi gà Minh Ân vào một buổi chiều trời khá nắng nóng. Mặc dù đang bận công việc xử lý đóng gói trứng gà nhưng anh Nguyễn Duy Thiên Ân cũng niềm nở đưa chúng tôi đi tham quan “nhà hát lớn” dùng để nuôi gà của mình. Dưới mái vòm khá cao của trang trại, tám chiếc loa thùng cỡ lớn được gắn vào nóc nhà với những bản giảo hưởng bất hủ của Betthoven, Mozart… khiến cho ta có cảm giác vô cùng thư thái bên cạnh những âm thanh túc túc quen thuộc của 5.000 con gà.

Tâm sự về điều này, chàng trai trẻ Thiên Ân cười nhỏ nhẹ: “Ý tưởng cho đàn gà nghe nhạc của mình được hình thành từ lúc đang thực hiện đề án nghiên cứu về trứng gà Omega-3 để làm luận án tốt nghiệp khoa công nghệ sinh học của trường Đại học Văn Lang. Tuy nhiên, từ lý thuyết trên giáo trình đến thực tế lại là cả một vấn đề vô cùng lớn”.

Anh Ân cho biết, đàn gà chỉ thích nghe nhạc giao hưởng trữ tình, một loại nhạc mà chúng ta vẫn nghĩ chỉ dành riêng cho giới sành nhạc, các loại nhạc khác đều không “thuyết phục” được đàn gà. Có lần anh thử nghiệm bật nhạc Rock, đàn gà cứ nhảy lên kêu oang oác, bay loạn xạ và… không chịu đẻ trứng. Từ ấy, mỗi ngày anh dành 12 tiếng đồng hồ để bật loại nhạc giao hưởng lên phục vụ chúng. Kết quả, thống kê chi tiết vô cùng bất ngờ đàn gà đẻ nhiều thêm gần 300 quả trứng trong một ngày.

Giải thích về điều này, chàng trai trẻ năm nay mới tròn 23 tuổi hồ hởi cho biết, theo những nghiên cứu sinh học trước đây thì không chỉ gà mà nhiều loại động vật nuôi khác mà điển hình là bò sữa cũng rất thích nghe nhạc. Ở các trang trại nuôi bò sữa lớn người ta cũng thường bật nhạc cho bò nghe nhưng không nhất thiết phải là giao hưởng mà chỉ cần các loại nhạc không lời là được. “Còn đàn gà của mình, theo sự tự khảo sát trong hơn một năm nuôi thì mình nhận thấy chúng chỉ có nghe một loại nhạc giao hưởng mà thôi” – Anh Ân nói.

Trong khi đó theo thạc sĩ Nguyễn Kim Cương, khoa chăn nuôi ĐH Nông lâm TP.HCM thì việc nuôi gà lấy trứng giống với nuôi bò lấy sữa vì hai vật nuôi này rất dễ bị tác động ngoại cảnh. Thế nên cho gà nghe nhạc nhẹ, êm tai sẽ làm dịu thần kinh của chúng, và trong trường hợp này gà sẽ cho năng suất trứng cao hơn so với bình thường. Cụ thể, việc cho gà nghe nhạc có thể tăng tới gần 10% năng suất sản phẩm.

Bỏ du học để nuôi… gà

Ngồi trong căn phòng nhỏ dùng làm đại bản doanh của công ty Minh Ân, Thiên Ân chia sẻ cho chúng tôi về cuộc sống và cơ duyên đã gắn bó anh với đàn gà cùng những bản giao hưởng cổ điển này. Ân kể, cách đây hơn một năm, sau khi làm luận án tốt nghiệp về việc nghiên cứu trứng gà Omega-3, một loại trứng gà rất tốt cho trí não với những hàm lượng DHA, EHA cao ở trường Đại học Văn Lang, Thiên Ân đã may mắn được nhà trường chọn đi du học du học ở Úc vì đề án của anh có tính khả thi cao, được Hội đồng cấp thành phố chọn lựa để đưa vào ứng dụng thực tế. Thế nhưng, trong quá trình nghiên cứu này, anh đã đam mê công việc sản xuất trứng gà Omega-3 lúc nào không hay và quyết định bỏ suất du học miễn phí toàn phần của nhà trường, một niềm mơ ước của nhiều người và của cả chính anh trước đó chưa lâu.

Tất nhiên, người thân và gia đình cực lực phản đối và “không làm sao hiểu được” quyết định có phần “hoang đường” ấy. Chính vì nguyên nhân này mà anh đã vô cùng vất vả khi đi vay mượn số tiền gần 2 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giống vốn cho trang trại của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì “làm công tác tư tưởng” anh đã được một số người thân cấp vốn và một phần đất phía sau tu viện để làm trang trại nuôi gà này.

Mặc dù vậy, theo Ân thì trong thời gian đầu năm 2012, trang trại nuôi gà của anh gặp nhiều khó khăn do trứng gà Omega-3 giá cao gần gấp đôi trứng gà bình thường trên thị trường (bởi nó có nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho não) nên khách hàng chưa quen khi sử dụng. Mặt khác, việc nghiên cứu ở trường chỉ trong chục con gà còn thực tế, khi nuôi hơn 5.000 con gà lại là một chuyện vô cùng khác. Nhiều buổi, chỉ một tiếng còi hơi hú bên phía quốc lộ vọng vào cũng khiến đàn gà lao xao và cũng từ đó mà năng suất giảm đi rõ rệt. Chính vì vậy, việc nảy ra ý tưởng cho gà nghe nhạc gần như là một “cứu cánh” giúp công ty Minh Ân của anh không bị phá sản.

Việc nuôi gà bằng nhạc cũng không hề là đơn giản. Nhiều lúc, Ân phải ngồi lì trong trại gà của mình hàng chục giờ đồng hồ liền với những bản giao hưởng khác nhau để tự bản thân mình cũng nghe và trải nghiệm cùng đàn gà. Và điều quan trọng nhất là theo dõi sự phản ứng của gà ra sao, chúng tiếp nhận, phản ứng hay dửng dưng với mỗi một bản nhạc. Ân lấy ví dụ: “Bản giao hưởng số chín, số năm, số bốn, số hai… của Betthoven hay các bản giao hưởng Concerto của Mozart thì đàn gà rất thích còn những bản khác, chúng lại khá dửng dưng. Về điều này, mình phải ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ để làm sao phục cụ cho các khán giả của mình một cách tối ưu nhất”.

Hiện nay, trang trại gà sản xuất trứng Omega-3 của Ân đang hoạt động tốt, đều đặn với sản lượng trứng hàng tháng là 140.000 trứng với thị trường chủ yếu cung cấp cho các trường tiểu học trong những vùng lân cận để các em nhỏ ăn trong bữa trưa ở trường. Được biết đây là loại trứng rất tốt, có nhiều tố chất (giống như sữa uống) mà cơ thể không tự sản sinh ra được nhưng lại khá quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ em.

Ân bảo vẫn cười ngượng khi mọi người gọi mình là “cử nhân gà”. Nhưng chúng tôi trộm nghĩ, là “cử nhân gà” đặc biệt vì những điều Ân làm được đáng để mọi người nể phục và mơ ước.

 


Những chú gà có gu âm nhạc khá…thượng lưu.

BÀI, ẢNH: ĐOÀN XÁ
THEO NHANDAN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 284


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1006946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71234261