09:10 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chè sạch mở hướng thoát nghèo

Thứ hai - 03/12/2012 04:25
(HNM) - Hà Nội vốn có những vùng trồng chè truyền thống có năng suất, sản lượng lớn, hiệu quả kinh tế khá như: Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất; tuy nhiên sản xuất vẫn manh mún với các giống chè cũ, năng suất, chất lượng thấp. Để giúp bà con vươn lên làm giàu từ cây chè, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình sản xuất chè sạch tại một số xã miền núi.

Tiền đề xây dựng nông thôn mới

Đối với các xã miền núi, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới (NTM) còn hết sức khó khăn do địa hình đồng đất khó canh tác. Tuy nhiên, các xã miền núi lại có thế mạnh phát triển cây chè là cây trồng chủ lực, phù hợp thổ nhưỡng. Huyện Ba Vì có gần 2.000ha chè tập trung chủ yếu ở các xã miền núi như: Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài, Minh Quang…, với tổng sản lượng bình quân hằng năm hơn 12.000 tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu chiếm 50 - 60%. Anh Nguyễn Tiến Dũng (xã Ba Trại) cho biết, gia đình có 7 sào đất trồng chè, do có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên sản phẩm chè khô của gia đình anh được bán với giá cao, thương lái đến tận nhà thu mua. Gần đây, gia đình anh tập trung sản xuất theo mô hình chè sạch. "Nếu sản phẩm chè được công nhận chè sạch theo các tiêu chí quốc tế thì việc làm giàu từ cây chè sẽ hết sức thuận lợi"- Anh Dũng khẳng định.
 

Hà Nội sẽ mở rộng mô hình sản xuất và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè sạch.


Để cây chè thực sự trở thành thế mạnh phát triển kinh tế ở các xã miền núi, năm 2012 Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Thuần Mỹ, Yên Bài (huyện Ba Vì) và xã Bắc Sơn (Sóc Sơn) với quy mô 155ha. Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Nguyễn Bá Sướng, mô hình thâm canh chè sạch đã phát triển tốt, năng suất tăng 

7-10%, chè ít sâu, bệnh hại. Nông dân tham gia thực hiện mô hình đã cơ bản hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc sản xuất chè an toàn, hiệu quả, giảm chi phí đầu vào đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giảm 2-3 lần/năm; nông dân đã biết lựa chọn thuốc BVTV an toàn cho sản phẩm. Hiệu quả kinh tế cao hơn (12-15 triệu đồng/ha) so với mô hình sản xuất chè truyền thống. Đây là tiền đề quan trọng để các xã miền núi hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Xây dựng thương hiệu chè sạch Hà Nội

Thực tế những năm gần đây, do yêu cầu của thị trường, bên cạnh các giống chè truyền thống cũ như PH1, Trung du lá nhỏ, Hà Nội còn phát triển một số loại giống chè mới có năng suất, chất lượng tốt như LDP1, LDP2, PH9, Shan, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên… nhưng diện tích chỉ chiếm 1-2%. Sản xuất chè của Hà Nội còn manh mún, tự phát, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chưa có các giống chè tiềm năng lớn. Đặc biệt, việc đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, diện tích đồi chè nhỏ, trồng xen kẽ, phân tán, vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp. Các hộ chưa coi trọng việc tạo ra sản phẩm chè an toàn từ khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ, đặc biệt là việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng kỹ thuật dẫn đến chất lượng chè không bảo đảm. Để khắc phục những hạn chế trên, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã kết hợp với Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nông, lâm nghiệp Phú Hộ (Phú Thọ), Công ty CP Chè Việt Mông cùng các HTX tổ chức tập huấn, huấn luyện nông dân về công tác quản lý, quy trình kỹ thuật thâm canh chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật trồng và chăm sóc các giống chè mới, áp dụng kỹ thuật cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ chè sạch an toàn cho nông dân. 

Trong năm 2013, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất chè sạch với quy mô 234ha và sẽ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè sạch, an toàn Hà Nội. Và theo như lời Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Hoàng Thanh Vân, phát triển mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn tại Hà Nội là một giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội tại các địa phương miền núi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 306


Hôm nayHôm nay : 72645

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1130946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71358261