04:43 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất quy mô nhỏ

Thứ hai - 05/11/2012 20:41
Dự án "Xây dựng, hoàn thiện mô hình canh tác quy mô nhỏ theo hướng nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu" được triển khai tại 2 huyện Hà Trung và Đông Sơn (Thanh Hóa). Tuy thời gian thực hiện chưa dài, từ tháng 5/2012 nhưng đã đạt kết quả khả quan.

Mô hình nuôi trùn quế cho hiệu quả kinh tế cao.

Kinh nghiệm quý

Trao đổi tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất quy mô nhỏ theo hướng bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu do Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) tổ chức, ông Trần Ngọc Quang, đại diện cho 10 hộ đang thực hiện mô hình nuôi giun tại xã Hà Ninh (Hà Trung) cho biết: "Chúng tôi nuôi giun cung cấp cho những hộ nuôi ba ba, lợn rừng, gà, vịt…. hoặc lấy phân giun bón lót cho lúa và các cây rau màu. Hiệu quả kinh tế của mô hình khá cao mà vốn bỏ ra không đáng kể, thu hồi nhanh".

Ông Quang là người đầu tiên nuôi giun ở Hà Ninh. Cách đây 3 năm ông tìm hiểu mô hình này qua cuốn sách nuôi giun của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, lại được sự hướng dẫn của cán bộ Công ty cổ phần Thương mại - du lịch Hùng Vương nên ông mạnh dạn thực hiện. "Sau 2,5 tháng nuôi, công ty đến tận nơi thu mua sản phẩm", ông Quang chia sẻ. Ngoài thu nhập cao, nuôi giun còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cũng là một trong những hộ tham gia dự án nhưng gia đình ông Nguyễn Doãn Chiến ở xã Hà Đông (Hà Trung) lại lựa chọn mô hình nuôi ong. Ông chia sẻ: "Ở Hà Trung, hoa nhãn, hoa vải khá nhiều, do vậy ong kiếm được nhiều mật. Tôi tranh thủ thời gian này đưa ong đi "ăn hàng" nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí di chuyển xa, lại tăng năng suất và chất lượng mật. Trung bình một thùng ong tôi thu được 10 chai mật/năm. Mỗi chai có giá 150.000 đồng. Như vậy, 1 thùng ong có thể thu về 1,5-1,8 triệu đồng".

Đến dự hội thảo, ông Lê Văn Bộ ở xã Hà Phong, đại diện cho 4 hộ trên địa bàn huyện Hà Trung đang triển khai mô hình nuôi cá, cho biết: "Gia đình tôi đang nuôi cá rô phi đầu vuông xuất xứ từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loại cá này khỏe, mau lớn, ăn tạp, ít mắc bệnh. Cá không to, trung bình 6-8con/kg. Đời sống của gia đình tôi ngày càng được cải thiện từ khi áp dụng mô hình này".

Những khó khăn

Tuy dự án "Xây dựng, hoàn thiện mô hình canh tác quy mô nhỏ theo hướng nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu" đã đạt được những kết quả bước đầu, từng bước thay đổi cuộc sống người dân theo hướng tích cực, song các hộ tham gia mô hình gặp khá nhiều khó khăn.

Theo các hộ dân, khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn là bài toán nan giải nếu như không có sự trợ lực của doanh nghiệp, ngành chức năng. Ông Quang cho biết, từ đầu vào cho đến đầu ra của giun đều do Công ty cổ phần Thương mại - du lịch Hùng Vương đảm nhận nên các hộ nuôi giun ở đây lệ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp này. Cụ thể, trong hợp đồng nuôi giun, các hộ ký với công ty là sau 2,5 tháng đến thu mua, tiền trả sau không quá 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như vậy, có khi phải 5 - 6 tháng sau công ty mới đến thu mua, sau đó 2 tháng mới trả tiền.

Báo cáo kết quả triển khai dự án, Phó chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Phan Đức Trạch cho biết, dự án chưa đạt được kết quả như mong đợi do giá cả biến động nhiều, gây thiệt thòi cho người dân. Ông Trạch đề nghị, một số mô hình có tính thời vụ như nuôi ong, cua, cá,…, khi bị chậm thời vụ thì nên chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch triển khai cho phù hợp, như vậy người dân mới nhiệt tình hưởng ứng và dự án mới đạt được hiệu quả cao. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn đang trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, chưa có doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại giống cây, con nên các hộ tham gia dự án buộc phải thu gom từ nhiều nguồn, ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ sản xuất cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm nếu như nguồn giống không đảm bảo.

Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch CIFPEN, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng (Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam) cho biết: "Những mô hình kinh tế quy mô nhỏ như trên rất phù hợp với vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, vùng miền núi, nơi tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu. Đây cũng là phương cách giúp người dân tự đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói nghèo. Các ý kiến đóng góp tại hội nghị sẽ là căn cứ để CIFPEN tiếp cận nhiều hơn tới các nhà hoạch định chính sách nhằm tăng cường đầu tư của nhà nước cho hoạt động phát triển kinh tế quy mô hộ gia đình".

Kiên Thành

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 28323

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 892347

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72575056