01:06 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có của ăn, của để từ vốn ưu đãi

Thứ sáu - 25/07/2014 00:18
Trong cái nắng oi ả tháng 7, chúng tôi cùng lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Giao Thủy, Nam Định về xã Giao Long kiểm tra trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Nguyễn Ngọc Khảm (xóm 1) - hộ vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện.
Cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Khảm (thứ 2 bên phải).

Cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Khảm (thứ 2 bên phải).

Từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông Khảm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình nhưng “tài sản” của ông chỉ có 2 bàn tay trắng. “Quê tôi chủ yếu là đất ven biển nên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Trồng lúa thì bấp bênh, lúc được lúc mất” - ông Khảm tâm sự.

Trong lúc “trăm cái khó” bủa vây, ông Khảm đã nhìn thấy hy vọng khi năm 2009 ông được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 20 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm. “Có tiền, tôi đấu thầu 1ha đất hoang hóa của xã để cải tạo thành các ao nuôi cá vược. Nhờ nhanh nhạy nắm bắt kỹ thuật, chăn nuôi có hiệu quả sau 2 năm gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng”- ông Khảm chia sẻ.

Cuối năm 2012, thấy nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh có hiệu quả, ông có ý định chuyển đổi nhưng số vốn đầu tư vào con tôm tương đối lớn. Đang loay hoay không biết xoay xở thế nào, ông tiếp tục được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm.

“Được tiếp thêm vốn, tôi đấu thầu thêm 1ha nữa, cùng với chuyển đổi diện tích có trước đó tôi mua tôm giống ở các trại thủy sản trong tỉnh về thả nuôi. Đồng thời, tôi tham gia các lớp tập huấn do Hội Cựu chiến binh phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức nên tôi hoàn toàn yên tâm với hướng đi mới này”.

Giờ đây ông Khảm đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì tôm đã cho thu hoạch với năng suất cao. Trung bình ông thu 12 tấn/năm, bỏ túi gần 600 triệu đồng/năm.

“Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình tôi đã có của ăn của để nuôi 4 con ăn học thành tài. Vui hơn, trang trại của tôi còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương với lương 4-5 triệu/tháng”- ông Khảm cho hay.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294


Hôm nayHôm nay : 26411

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1085671

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72768380