06:18 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ giới hóa đồng bộ: Khâu đột phá trong sản xuất lúa

Thứ bảy - 14/07/2012 07:21
Ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ (CGHĐB) vào sản xuất là hướng đi tất yếu trong nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, cần triển khai đồng bộ từ quy hoạch đồng ruộng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất.
Ứng dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Ứng dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Bài 2: Ứng dụng đồng bộ

Quy hoạch lại đồng ruộng

Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, TP hiện có 320.000ha diện tích gieo trồng mỗi năm, trong đó diện tích lúa là trên 200.000ha. Tổng số máy làm đất trên địa bàn khoảng 6.600 chiếc, tỷ lệ CGHĐB trong khâu làm đất mới đạt 70 - 80%. Trong gieo cấy, hiện 93% diện tích vẫn cấy theo phương pháp truyền thống. Trong thu hoạch, đến hết năm 2011 toàn TP có 342 máy gặt đập liên hợp, đáp ứng được 12% diện tích, còn lại gặt thủ công và tuốt bằng máy.

Khó khăn lớn nhất trong việc ứng dụng CGHĐB vào sản xuất hiện nay là đồng ruộng còn manh mún, hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đơn cử như tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, diện tích cấy lúa của xã khoảng trên 110ha, song có tới 50% diện tích chân cao, không bằng phẳng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Liên Bạt cho biết, máy cấy, máy gặt đập gặp khó khăn vì phải quay đầu nhiều lần. Do đó, cần phải tiến hành dồn điền đổi thửa, tạo vùng sản xuất lớn.

Vụ Mùa 2012, huyện Phú Xuyên tiếp tục triển khai chương trình gieo mạ trên khay, cấy lúa bằng máy tại 9 xã với tổng diện tích 100,5ha. Ông Nguyễn Đình Chiêu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, mấu chốt để tiến hành CGHĐB là dồn điền đổi thửa. Toàn huyện hiện có 5 vạn hộ nông dân, 20 vạn thửa ruộng với 30 vạn bờ. Để có thửa ruộng lớn, thuận lợi đưa máy móc vào, huyện chủ trương tiến hành phá bỏ các bờ ngang, thay vào đó cắm mốc từng thửa ruộng của mỗi hộ dân.

Dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn cũng là định hướng mà TP đang chỉ đạo ngành nông nghiệp cùng các địa phương thực hiện. Theo đó, trong hai năm 2012 - 2013, toàn TP sẽ dồn điền đổi thửa 41.227,5ha, trong đó riêng năm 2012 là 19.000ha.

Hình thành các HTX, tổ dịch vụ

Việc triển khai thí điểm mô hình ứng dụng CGHĐB đang mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số địa phương, giá thành mua máy còn cao so với thu nhập của người dân, đơn cử như máy cấy khoảng 95 - 100 triệu đồng/máy, máy gặt đập liên hợp 200 - 500 triệu đồng/máy. Hơn nữa, trình độ người nông dân không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Do đó, cần có HTX, tổ dịch vụ hoặc doanh nghiệp đứng ra làm dịch vụ như thu hoạch, cấy và bán mạ khay cho nông dân.

Theo ông Trần Văn Khởi, Trưởng phòng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trong thời gian tới, phương pháp gieo thẳng, cấy bằng máy là tất yếu. Hiện nay, Bộ NN&PTNT cũng rất quan tâm tới chương trình CGH. Tuy nhiên, khi đưa máy móc vào đồng ruộng phải đảm bảo tính công nghiệp, quy mô, đồng bộ. Điều này đòi hỏi tư duy của người làm dịch vụ và người nông dân cũng phải thay đổi theo hướng chuyên môn hóa hơn.

Vụ Mùa năm nay, toàn TP triển khai gieo mạ trên khay và cấy bằng máy tại 19 điểm. Ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, trước mắt sẽ thành lập các tổ dịch vụ HTX làm nòng cốt. Trung tâm sẽ hướng dẫn quy trình làm dịch vụ từ 1 - 2 vụ cho các HTX. Những địa phương nào có nhu cầu đăng ký mạ khay, máy cấy, nhất thiết phải được tập huấn xong mới triển khai. Cùng với đó, dự kiến trong tháng 9 tới, Sở NN&PTNT TP phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tổ chức hội thi máy gặt đập liên hợp toàn miền Bắc để lựa chọn loại máy phù hợp đưa vào đồng ruộng trên địa bàn Thủ đô.
 
 
Cơ giới hoá là xu thế tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội, bao gồm máy cấy, máy làm đất, máy sấy và một số loại máy khác.
Chương trình 02 của Thành phố cũng dành một nguồn kinh phí hỗ trợ mua máy cho người dân. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chương trình cơ giới hoá, rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp cùng tham gia với người nông dân.
Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Theo ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 475

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 474


Hôm nayHôm nay : 40949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 601219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70828534