22:00 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cùng nhau thoát nghèo

Thứ sáu - 07/06/2013 22:48
“Làm cách mạng trường kỳ đều nhờ dân nuôi, dân đùm bọc. Vậy mà, sang những năm 1990, gần 20% tổng số hộ dân TPHCM vẫn nghèo đói. Yêu nước là yêu dân, nhưng người dân - ân nhân của mình, còn cơ cực như thế thì mình phải làm gì để thay đổi chứ…” - ông Phạm Văn Thanh, một trong những người đầu tiên đề xuất và tiên phong thực hiện xóa đói giảm nghèo ở TPHCM, cắt nghĩa về khởi nguồn chương trình Xóa đói giảm nghèo.

 

Chủ tịch UB MTTQ TPHCM Dương Quan Hà tặng quà bà con nghèo xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TPHCM. Ảnh: VŨ ANH HOÀNG

Trả nghĩa dân

Đầu năm 1992, TP có gần 122.000 hộ nghèo, chiếm 17% tổng số hộ dân. Riêng 6 huyện ngoại thành có hơn 57.000 hộ đói nghèo, trong đó có 9.000 hộ phải cứu trợ thường xuyên. “Chúng tôi không mời người dân tập hợp ở một điểm nào đó để tặng quà mà đến tận nhà, thăm và tặng quà người dân. Nhưng nhiều người đã khóc. Họ không muốn nhận (trợ cấp - PV) mãi đâu, họ muốn tự mình sống bằng cái họ có” - ông Phạm Văn Thanh, nguyên Phó ban Nông thôn Thành ủy TPHCM nhớ lại.

Cùng với viên gạch đầu tiên được đặt trước đó tại huyện Củ Chi - mô hình xã hội giúp đỡ hộ nghèo, bà con giúp đỡ lẫn nhau: người này thiếu con giống, cây giống được người khác cho mượn; nhà nào neo người được bà con xóm giềng làm giúp - chương trình “Từng bước thu hẹp và xóa hộ nghèo đói ở nông thôn” (tiền thân của chương trình Xóa đói giảm nghèo) ra đời. Phân ban Nông thôn Thành ủy TPHCM được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực chương trình này, áp dụng tại 6 huyện và 4 quận vùng ven. Ngay từ lúc khai sinh, chương trình đã thay đổi phương thức chăm lo cho người nghèo, từ trợ cấp, cứu trợ chuyển sang trợ giúp để người nghèo tự vươn lên. Các địa phương thành lập các ban chỉ đạo chương trình với nhiều giải pháp như cho hộ nghèo vay vốn tự tạo việc làm, giao đất sản xuất, giải quyết việc làm… Nhưng, ngân sách có hạn (vốn ban đầu có 2,8 tỷ đồng), lấy tiền ở đâu để cho người nghèo mượn? Gặp khó, ló giải pháp: TP kêu gọi, huy động nguồn lực toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp, mạnh thường quân cùng chung tay giúp người nghèo. Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9-1992), chương trình đã nhận được hơn 1 tỷ đồng, gần 15.000USD và nhiều hiện vật.

Sang tháng 10-1992, phong trào được chính thức triển khai toàn TPHCM với tên gọi Chương trình Xóa đói giảm nghèo.

Sáng tạo và quyết liệt

Được đánh giá là chủ trương sáng tạo không kém phần táo bạo và quyết liệt, sau 21 năm, TP đã chủ động 6 lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo. Kiên trì, liên tục thực hiện, TP đã từng bước nâng dần mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống của người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo TP. Từ giai đoạn 2, chương trình không chỉ dừng lại ở việc chăm lo cái ăn, chỉ tính nghèo đơn thuần về mặt thu nhập mà đã mở rộng, chăm lo một cách toàn diện trên các lĩnh vực đời sống thiết yếu của người nghèo. Từ năm 2009, TP quyết tâm nâng chất chương trình lên một bước đột phá mới với tên gọi mới là “Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá”, với mục tiêu không còn hộ thu nhập dưới 12 triệu đồng/người/năm. Mỗi năm, TPHCM đào tạo nghề bình quân cho 11.000 lao động nghèo, giải quyết việc làm cho khoảng 34.000 lao động nghèo; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho gần 60.000 con em hộ nghèo; cấp hơn 270.000 bảo hiểm y tế…

Từng tận mắt thấy cảnh mẹ phải đôn đáo qua nhà người quen vay tiền cho 4 anh em ăn học, từng bế tắc khi đứng trước nguy cơ phải nghỉ học là kỷ niệm buồn nhất với chị Lưu Mỹ Phụng (28 tuổi, ngụ đường Bình Qưới, quận 11). Giữa lúc khó khăn ấy, chị Phụng được cấp học bổng suốt những năm cấp 3 và đại học. “Sự trợ giúp kịp thời ấy như một tia sáng giữa không gian mịt mù tối tăm, vừa là niềm vui lớn, vừa là niềm động viên khích lệ tôi. Có những lúc, tưởng chừng như bản thân tôi và gia đình sẽ quỵ ngã thì đã được mọi người chung tay đỡ lấy để tôi tự tin đứng dậy. Tôi và gia đình càng trở nên mạnh mẽ hơn trong quyết tâm của mình” - chị Lưu Mỹ Phụng xúc động kể. Nhờ đó, chị đã hoàn thành chương trình đại học và được tín nhiệm giữ lại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch làm giảng viên.

Những năm qua, trong số 1.600 tỷ đồng được huy động chăm lo cho người nghèo, có 1.100 tỷ đồng là đóng góp của nhân dân trong và ngoài nước. Chương trình đã phát huy được sức mạnh nội lực của cộng đồng và toàn xã hội, tạo thành phong trào sôi nổi, rộng khắp, chung tay chăm lo cho người nghèo.

MẠNH HÒA - HỒNG HIỆP

Theo sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028522

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72711231