18:06 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đắk Nông: Mô hình nuôi dông thịt đạt kết quả cao

Thứ tư - 21/11/2012 23:03
Tháng 6/2012, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Đắk Nông tiến hành triển khai mô hình nuôi dông thịt (kỳ nhông) tại gia đình bà Nguyễn Thị Xí ở bon U1, thị trấn Eatling (huyện Cư Jút), nhằm đáp ứng nhu cầu dông thịt trên thị trường, phục hồi và phát triển loài vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.

Dông trong mô hình sinh trưởng phát triển rất tốt.

Hộ tham gia mô hình được Sở KH&CN Đắk Nông hỗ trợ hơn 40 triệu đồng mua con giống và thức ăn. Bà Xí đầu tư hơn 10 triệu đồng làm chuồng trại.

Sau gần 5 tháng triển khai, với gần 100 con giống, trọng lượng dông hiện đạt trung bình 0,5 kg/con, một số con cái đã sinh sản lứa đầu. Dông tăng trọng nhanh, sinh sản đúng kỳ, tỷ lệ sống khá cao.

Ông Nguyễn Trần Huy Cường, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cư Jút cho biết, dông sống trên cát, chịu được môi trường nhiệt độ khắc nghiệt. Nguồn thức ăn chủ yếu là các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa... Riêng chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món “khoái khẩu” của dông. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bà con có thể cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu. Mặc dù nguồn thức ăn cho dông dễ kiếm nhưng để nuôi đạt năng suất cao, cần tăng cường các loại thức ăn giàu dinh dưỡng.

So với các loại vật nuôi khác, nuôi dông không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên bà con có thể tận dụng thời gian nông nhàn. Trên thị trường, dông thịt được bán với giá 150.000-200.000 đồng/kg nên người nuôi có lãi khá.

Từ thành công của mô hình, thời gian tới tỉnh Đắk Nông sẽ triển khai nhân rộng nhằm đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi trên địa bàn.

Văn Trọng

(kinhtenongthon.com.vn)

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1330799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68560962