08:18 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để nông dân tham gia sản xuất an toàn: Nhân rộng mô hình nông nghiệp sạch

Thứ năm - 06/09/2012 10:03
Trước tình trạng ngày càng nhiều các sự cố về chất lượng nông sản, việc thu hút nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất an toàn là rất cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch.
Nhiều bất cập

Xã Cát Quế, huyện Hoài Đức có 3.200 hộ dân với trên 16.000 nhân khẩu có nghề chế biến nông sản phát triển khá đa dạng như sản xuất tinh bột sắn, miến dong, tách vỏ đậu xanh... Theo Hội Nông dân xã Cát Quế, đa số các hộ làm nghề chế biến nông sản hiện nay đã sử dụng máy móc để sản xuất nên năng suất lao động và hiệu quả kinh tế ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái là nước thải, phế thải sau chế biến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe của người dân.

Tương tự, tại nhiều xã khác, vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với hàng nông sản còn nhiều bất cập. Theo Hội Nông dân Hà Nội, mỗi năm nông dân trên địa bàn thành phố cung cấp ra thị trường hàng triệu tấn lương thực và trên 600.000 tấn rau và thực phẩm các loại. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATVSTP trên địa bàn thành phố đang gặp nhiều thách thức. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và điểm giết mổ còn nhỏ lẻ nên việc kiểm soát ATVSTP gặp nhiều khó khăn trong khi công tác xử lý vi phạm của các ngành chức năng còn hạn chế. 

Ông Trịnh Thế Khiết, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội cho biết, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về chất lượng ATVSTP của người sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm còn chưa cao do chạy theo lợi nhuận trước mắt. Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo chất lượng. Vẫn còn một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP nhưng vẫn hoạt động.
 

Sản xuất rau an toàn ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.Ảnh: Văn Thắng
 

Hiệu quả từ sản xuất sạch

Với đặc thù sản xuất rau, cây ăn quả chiếm tỷ trọng chính trong nông nghiệp, từ 3 - 4 năm nay, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đã triển khai các mô hình sản xuất an toàn. Qua đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người nông dân về đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Chị Nguyễn Thị Hoa, nông dân HTX Nghĩa Lộ, phường Yên Nghĩa cho biết: "Trước đây, để rau không bị sâu, đẹp mã, chúng tôi thường phun thuốc sâu nhiều. Tuy nhiên, từ khi tham gia mô hình sản xuất rau an toàn, chúng tôi đã giảm phun thuốc, thay vào đó áp dụng nhiều biện pháp canh tác khác. Hơn nữa, sau khi phun 15 ngày mới thu hoạch nên rau vẫn đảm bảo an toàn".

Phường Yên Nghĩa đã được Hội Nông dân Hà Nội lựa chọn xây dựng mô hình điểm "Nâng cao nhận thức và vận động nông dân chấp hành pháp luật về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch". Ông Nguyễn Tiến Phiệt, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Nghĩa cho biết, phường có trên 400 hộ nông dân sản xuất rau an toàn. Từ khi tham gia mô hình, người dân đã có ý thức hơn, không còn tình trạng lạm dụng và vứt vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi. 

Tương tự, tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, việc hình thành các tổ, nhóm sản xuất rau hữu cơ đang thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Đến nay, toàn xã có 82 hội viên tham gia mô hình này với diện tích 6ha, chiếm 10% tổng diện tích rau của xã. Bà Hoàng Thị Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân cho biết, mô hình này không chỉ đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho các hội viên nông dân giúp đỡ nhau nâng cao kiến thức, kỹ thuật canh tác một cách khoa học và hiệu quả.

Rõ ràng, thu hút hội viên nông dân tham gia các mô hình sản xuất sạch đang góp phần quan trọng để đưa ra thị trường những nông sản an toàn.

 

Hội Nông dân Hà Nội đề xuất, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đầu tư cho các vùng chuyên canh, mô hình sản xuất rau an toàn, thực phẩm sạch. Đồng thời, quản lý chặt chẽ chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, con giống và có cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân bảo quản, chế biến, bao tiêu nông sản an toàn.

 
Thiên Tú
ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 318

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 315


Hôm nayHôm nay : 49007

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64788492