22:12 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đem ong đi chăn

Chủ nhật - 07/10/2012 22:27
Từ lâu, người ta thường nghe nói đến chuyện đi chăn trâu, chăn bò… nhưng chưa bao giờ nhắc đến chuyện chăn ong. Thế nhưng, ở Quảng Trị chăn ong đã trở thành nghề. Nghề "chăn ong" đang gây sự chú ý đặc biệt bởi sự mới lạ và đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.
Nắng ở đâu đem ong đến đó chăn
"Nghề chúng tôi là đi khắp nơi theo chu kỳ nắng ấm cho ong mật. Để ong lấy được nhiều mật, chúng tôi phải di chuyển đàn ong 6-7 lần/năm đến các địa phương mưa thuận gió hòa, thóc lúa được mùa, cây trái năng suất thì hiệu quả chăn ong sẽ đạt cao”- ông Hoàng Tám  ở Lâm Đồng thường đưa ong ra Quảng Trị chăn cho biết như vậy.
Thấy chúng tôi bán tín, bán nghi của việc đưa ong đi chăn xa hàng nghìn cây số, ông Tám giải thích: “Việc di chuyển đưa đàn ong đi thường tiến hành vào ban đêm khi mà đàn ong đang ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm chăn đột ngột. Mỗi lần di chuyển đàn ong tốn kém rất nhiều".
Đem câu chuyện này đến cán bộ chức năng huyện Hải Lăng, Quảng Trị thì được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 400 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm như thế có vài trăm thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Riêng huyện Hải Lăng đã có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 bầy ong.
 
Sau mỗi vụ đem ong đi chăn, các ông chủ ong thu lợi hàng trăm lít mật.
 
Theo đó, các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Đắc Lắc, Đà Lạt, Long An... thường đem ong ra Quảng Trị chăn để lấy được nhiều mật ngon có chất lượng cao. Sở dĩ như vậy là Quảng Trị là vùng đất thường có nắng ấm kéo dài, các loại hoa quả cũng phong phú nên rất tiện cho việc đưa ong đi ăn và đem hương về làm mật. Đặc biệt, hương hoa của các đồi sim là món đặc sản của ong mà người đem ong đi chăn như chúng tôi “thèm” nhất.
Theo các chủ chăn ong, nghề này đầu tư khá nhiều tiền bạc và công sức. Từ việc chọn gỗ đóng thùng cho đến tạo ra ong chúa. Có thùng nuôi ong tốt thì việc nuôi ong sẽ hiệu quả. Tùy vào điều kiện của từng vùng có thể xây dựng thùng nuôi ong phù hợp. Ở miền núi người ta dùng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong (hay còn gọi là bộng ong). Cách làm bộng để nuôi ong có mặt tốt là duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, nhưng lại gặp khó khăn nếu tổ chức sản xuất lớn. Tốt nhất là nuôi ong trong thùng cải tiến với khung cầu di động, tiện dụng cho người nuôi ong và cho năng suất mật cao.
Một thợ chăn ong ở Đà Lạt cho hay, muốn chăn ong giỏi cần phải có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Nghề chăn ong mật thu nhập khá cao, thường thời tiết thuận lợi, nắng ấm thì một tháng lấy khoảng 3 lần mật. Mỗi thùng như vậy trừ chi phí lãi khoảng gần 300 nghìn đồng.
Đăng ký tạm trú cho ong
Đăng ký thường trú cho ong nghe qua thì cứ tưởng là đùa, song đó là một thực tế không thể nói khác đi được. Theo các chủ ong, mỗi khi chuyển đến đến một địa bàn mới, việc đầu tiên của người đưa đàn đàn ong đi chăn phải đến chính quyền sở tại làm các thủ tục cần thiết cho người và ong như: Đăng ký tạm trú, cam kết không để xảy ra hoả hoạn, ong không gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trong khu vực. Ngoài ra chủ ong còn phải đăng đàn "nhập địa" cho ong. Tức là cho đàn ong làm quen với nơi ở mới, cầu cho mưa thuận gió hoà, ong thợ đi lấy mật "thượng lộ bình an".
Việc nuôi ong còn khó ở chỗ, ong chọn chủ để thờ. Khi làm cho bầy ong "tâm phục" rồi thì mọi mệnh lệnh được thực hiện răm rắp. Thế nên đòi hỏi người tổng chỉ huy đàn ong phải "tu thân" mới " tề gia" được. Đối với ong phải "quân lệnh như sơn", ông Năm Thành, một chủ chăn ong quê ở Vĩnh Long giảng giải rồi thọc tay vào đàn ong đông đúc kéo bừa những con ong đực (hay còn gọi ông sắt) to béo, vặt hết cánh rồi vứt ra khỏi bầy. Loài này ăn no lại nằm chứ chẳng giúp ích gì cho cộng đồng. Khi đói ăn lại thường kích động bạo lực hoặc cắn xé lung tung cần thẳng tay loại bỏ. Thông thường trong bầy ong khoảng 600-800 con có chừng gần 100 con ong đực. Những con ong này giao phối với ong chúa để phát triển đàn, nhưng điều oái oăm là quá trình này chỉ diễn ra một lần trong đời bởi ong chúa sẽ sinh sản liên tục mà không cần lần giao phối tiếp theo.
Đời sống đàn ong có tổ chức rất khoa học bao gồm: 1 ong chúa (ong mẹ), ong đực và ong thợ. Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong. Đàn ong phát triển tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng chúa. Ong đực làm nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Ong thợ làm mọi nhiệm vụ trong đàn, có cấu tạo cơ thể thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa.
Khi sắp tới vụ mật, có một số đàn ong mạnh biểu hiện muốn chia đàn, nếu không chia ong sẽ tự chia đàn hoặc ỷ lại không chịu làm việc. Ông Vinh, trú tại tỉnh Đắc Lắc cho biết: " Người chỉ huy phải giống như song thân, khi tách đàn, chia quân về ở ngôi nhà mới đồng nghĩa với việc chia tài sản và thực phẩm của hai nhà ngang đều nhau, tối kỵ "nhất bên trọng, nhất bên khinh".
Cách lấy mật cũng thế, phải lấy đồng bộ và vào lúc thời tiết thuận lợi, đàn ong ăn mật no nê. Nếu không các con ong đực bị đói lại lười làm việc bắt đầu kích động bầy ong thợ dàn quân xông vào lãnh địa khác cướp mật về thùng. Sau những lần giao chiến ác liệt như thế, quân đôi hai bên đều thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng việc lấy mật.
 
Hoài Bảo
Nguồn:ktdt.com.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn ong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 880285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72562994