SX cà rốt hàng hóa ở Nam Sách
Hầu hết nông sản được thương lái thu mua tại ruộng. Mô hình trồng cà rốt 2 vụ/năm trên chân đất phù sa ven sông Thái Bình ngày càng được mở rộng, thậm chí trồng trên chân đất lúa cho doanh thu vài trăm triệu đồng/ha.
Các xã không có đất phù sa ven sông, nông dân phát triển cây trồng khác như mùi tàu, gấc, đậu bắp, tía tô, thiên lý... Trồng mùi tàu đạt 2 - 2,1 tấn/sào/vụ với giá bán ổn định từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 20 - 22 triệu đồng/sào/năm.
Thời gian gần đây 2 cây trồng mới được đưa vào SX và tiêu thụ theo đơn đặt hàng là tía tô (7 ha) và đậu bắp (3 ha) tập trung tại các xã Nam Trung, An Sơn. Tuy thời gian mỗi vụ kéo dài (8 - 10 tháng) song nông dân ưa thích vì dễ chăm bón, ít sâu bệnh hại (1 người có thể thâm canh 5 sào). Trừ chi phí thu lãi từ 8-10 triệu đồng/sào.
Ông Hồ Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách cho biết, huyện rất chú trọng SX rau màu có giá trị kinh tế cao như hỗ trợ giá giống, quy vùng SX, chuyển giao TBKT, hội thảo đầu bờ. Các lãnh đạo khối nông nghiệp của huyện cũng ưu tiên đề bạt cán bộ chuyên ngành trồng trọt.
Việc chỉ đạo, theo dõi, giám sát SX được tổ chức thường xuyên từ huyện đến xã, thôn. Cán bộ khuyến nông bám sát ruộng đồng, tư vấn và kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho nông dân về kỹ thuật, cây giống, vật tư, phân bón, đầu ra sản phẩm... Nhờ đó, nông dân yên tâm SX, mạnh dạn đầu tư...
Có đầu ra ổn định là niềm vui lớn nhất đối với nông dân.
Ông Nguyễn Văn Tiệp, nông dân xã Nam Trung chia sẻ: "Chúng tôi không ngại khó, ngại khổ để SX nhưng thị trường tiêu thụ tự do nên nhiều vụ cung không đủ cầu, cũng không ít vụ nông sản bị ế không biết bán cho ai, ăn không hết đành bỏ ngoài đồng cho thối hỏng. Với những cây trồng ổn định đầu ra chắc chắn trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng".
TRẦN THỊ LIÊN
Theo: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn