04:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giàu nhờ rắn

Thứ bảy - 16/02/2013 04:30
Tỉnh An Giang có nhiều mô hình chăn nuôi động vật hoang dã thuần hóa cho hiệu quả kinh tế khá cao; đặc biệt phong trào nuôi rắn hổ hèo, còn gọi là rắn gáo trâu đang mang lại kinh tế vô cùng hấp dẫn.



Nhiều hộ khá giả nhờ nuôi rắn thương phẩm trong nhà

Nhà nhà nuôi rắn

Những ngày cuối năm, chuẩn bị đón Tết Quý Tỵ, 2013, thời tiết se lạnh, chúng tôi đến tận núi đồi vùng tứ giác Long Xuyên để được tận mắt thấy, tai nghe và có cuộc chuyện trò với nhiều chủ nhân nuôi rắn hoang dã.

Anh Lê Văn Ngọc, ấp Tân Long, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên đang sở hữu 50 con rắn hổ hèo trị giá khoảng 50 triệu đồng. Đây là số con giống mà anh đã mua lúc mới nở đem về nuôi đến nay hơn 1 năm. “Rắn hổ hèo rất dễ nuôi vì đã được thuần hóa. Đây là loại rắn không độc và hiền. Thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, chim, chuột, rắn mối…”, anh cho biết.

Hiện đàn rắn trong thời kì sinh sản. Mỗi con rắn mẹ nặng từ 1 - 1,5 kg. Mỗi chu kỳ sinh sản, rắn đẻ từ 14 - 20 trứng. Anh Ngọc đang bán trứng giống cho các hộ nuôi đến đặt hàng với giá 150.000 đ/trứng. Theo giá thị trường, các thương lái thu mua rắn thương phẩm từ 1,3 kg/con trở lên để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá 850.000 đ/kg. Do số lượng hộ nuôi còn ít, vì mô hình này còn khá mới mẻ, chỉ có vài chục hộ ở huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn nuôi loại rắn này và chủ yếu là nuôi rắn sinh sản để bán giống; số lượng rắn thịt không đủ để cung ứng cho thị trường.

Còn hộ ông Chau Sóc Kim, người dân tộc Khmer, ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, người đầu tiên nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã, mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Ông Kim kể: “Một hôm, tôi nghe bạn bè kể về việc nuôi rắn làm giàu nên đã bỏ nhiều thời gian tìm đến các chủ hộ nuôi rắn hổ hèo để tham quan và học hỏi kỹ thuật chăm sóc. Sau khi tìm hiểu kĩ về chuồng trại, con giống, nguồn thức ăn, cách cho rắn sinh sản…, tôi liền quyết định chọn nghề này để mưu sinh…”.

Ngay từ đầu khởi nghiệp, ông đã có những ý tưởng táo bạo là nuôi rắn tự nhiên ngoài vườn chứ không nuôi lồng, nuôi chuồng như những nơi mà ông đã tham quan. Theo ông, rắn là loài động vật hoang dã, nếu nuôi chuồng chúng sẽ chậm lớn, tốn nhiều thức ăn và chất lượng thịt chắc chắn không bằng nuôi tự nhiên.

Từ ý tưởng đó, vợ chồng ông đã vét hết số tiền dành dụm, cộng thêm với tiền vay mượn khoảng 100 triệu đồng để đầu tư vào việc thiết kế một hàng rào kiên cố bằng gạch, quanh khu vườn nhà (diện tích trên 1.000 m2). Xong, ông lặn lội tìm mua 40 kg rắn giống gồm 4 loại không nọc độc như hổ ngựa, hổ hèo, hổ hành và rắn lãi đem về thả nuôi chung.

 

Nhờ vậy mà chỉ hơn một năm phát triển, ông Kim đã bán đợt đầu được 180 triệu đồng tiền rắn, và năm 2012, sau khi trừ hết các chi phí còn lời 300 triệu đồng. Ngoài thu nhập từ tiền bán rắn giống, ông còn chăm chút đàn rắn thịt để tung ra thị trường vào dịp Tết Quý Tỵ.

Ông Kim khẳng định nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã sẽ ít tốn thức ăn hơn nuôi chuồng. Cứ vài ba ngày ông lại mua vài chục kg ếch nhái với giá rẻ rồi thả vô vườn cho chúng tự sinh, tự diệt theo quy luật tự nhiên. Nhờ có nhiều cỏ cây rậm rạp nên ếch nhái tự kiếm thức ăn như cào cào, châu chấu để sinh tồn; đồng thời chính chúng cũng là mồi ngon cho lũ rắn. Ban đêm, ông để đèn khiến cho nhiều côn trùng bay đến làm mồi cho nhái, ếch và cả rắn con mới nở.

Từ cách nuôi đó, số lượng rắn đã tăng dần lên. Theo ước tính, khu vườn của ông hiện có khoảng 2.000 con rắn thương phẩm và rắn giống. Để lấy ngắn nuôi dài, ông đã tuyển chọn những con lớn bán dần với giá từ 200.000 - 500.000 đ/kg tùy theo loại, cao nhất là hổ hèo, còn gọi gáo trâu, có giá dao động từ 500.000 - 900.000 đ/kg. Ngoài ra, ông còn bán rắn hổ hèo bố mẹ với giá từ 4 - 5 triệu đ/cặp và rắn con với giá từ 300.000 - 500.000 đ/con.

Phụ nữ cũng nuôi

Ngoài cánh đàn ông nuôi rắn, chị Trần Thị Nói, ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú cũng ngày ngày chăm sóc đàn rắn của mình hơn 200 con lớn nhỏ. Gần 8 năm trong nghề phát triển mô hình nuôi rắn hổ hèo dưới sàn nhà, từ một người không có “cục đất chọi chim” quanh năm sống bằng nghề đi làm thuê, làm mướn;  mà hiện tại mỗi năm gia đình chị thu nhập gần 100 triệu đồng. Nhà cửa bây giờ khang trang hơn, con cái được cấp sách đến trường và niềm vui hơn hết là mua được 2 công đất để làm ruộng.

Chị Nói cho biết: “Ban đầu tiếp xúc với rắn, tôi thấy cũng sợ nhưng tiếp cận riết mỗi ngày cũng quen, thậm chí có lúc cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Nghề nuôi rắn hổ hèo ở các hộ gần nhà tôi đa phần là đàn ông nuôi. Còn đàn rắn của tôi do chính tôi chăm sóc hàng ngày, còn ông xã tôi chỉ có việc đi tìm mồi về cho chúng ăn. Nuôi rắn hổ hèo không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ít, lại ít tốn công chăm sóc. Mỗi chuồng nuôi rắn lớn, nhỏ và rắn bố mẹ có diện tích từ 3 - 5 m2".

Chị Nói chia sẻ kinh nghiệm: “Chuồng nuôi rắn hổ hèo không cần diện tích thật lớn, chủ yếu là thoáng và nhất là sạch sẽ. Rắn hổ hèo ít chịu nước, nhưng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, vì nếu để bẩn rất dễ sinh bệnh về da. Chuồng lưới thì cần tránh ánh nắng trực tiếp, chuồng xi măng thì tốt nhất xây ở khu vực độ ẩm không quá cao và tạo nhánh cây để rắn bò, như sống ngoài tự nhiên.

Thức ăn, nước uống cho rắn cần tạo máng riêng và nhất là số lượng rắn nhốt trong từng chuồng phải đảm bảo vừa phải cho rắn vận động, đảm bảo thịt săn chắc như rắn tự nhiên. Bên trong chuồng làm sàn có vỉ tre để rắn nằm, mặt trên của chuồng lợp bằng lưới sắt nhỏ để tạo sự thoáng mát cho rắn.”.

Rắn hổ hèo con mới nở ra rất mạnh, chỉ sau vài giờ nở đã có thể ăn nhái con. Tuy nhiên, kinh nghiệm qua vài lứa rắn chị cho rằng: “Rắn con rất cần quan tâm thường xuyên. Đặc biệt, chọn rắn nhốt trong từng chuồng phải sàng lọc lứa; tránh hiện tượng rắn lớn, nhỏ nhốt chung chúng sẽ giành thức ăn, cắn nhau. Rắn nuôi sau một năm, chúng sẽ tự phối giống và sau 34 ngày bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 7 - 10 trứng, có khi lên 12-15 trứng.

Ngoài ra cũng cần chú ý khi rắn vào thời kì giao phối tháng 5, tháng 6, rắn đực sẽ rất hung và cắn lẫn nhau để giành rắn cái. Do đó, cần chú ý phân phối nhốt riêng rắn đực để đảm bảo tỉ lệ trứng nở cao và hoạt động giao phối của rắn thuận lợi; có thể nuôi ghép 2 con rắn đực với 10 con rắn cái”.

Hiện trại rắn của chị Nói có trên 200 rắn con và đàn rắn bố mẹ cho sinh sản lên đến trên 75 con. Mỗi năm chị cung cấp lượng rắn giống ra thị trường trên 600 con/năm, cho các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… Giá rắn giống 1 tháng tuổi 300.000  đ/con, 2 tháng tuổi 400.000 đ/con.

Đàn rắn của chị Noi đang phát triển trên 1.000 con/năm. Hiện giá rắn hổ hèo trên thị trường đang rất cao, chủ yếu bán rắn thịt cho các nhà hàng lớn ở ĐBSCL. Giá rắn loại I từ 1,3 - 1,6 kg/con bán 300.000 đ/kg. Riêng cặp rắn bố mẹ trọng lượng mỗi con trên 2 kg giá 8 triệu đồng.

LÊ HOÀNG VŨ – THẠCH THẢO 
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 499


Hôm nayHôm nay : 32816

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70874082