04:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thứ năm - 10/01/2013 22:48
Để tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng, cần phải xây dựng và tổ chức một chuỗi giá trị trong đó có sự tư vấn và giám sát từ khâu SX, giết mổ, tới khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và phân phối sản phẩm. Đồng thời phải có chiến lược quảng bá sản phẩm nhằm khai thác lợi thế của sản phẩm.

 

Xuất phát từ thực tiễn SX, tiêu dùng, TP Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện các nội dung trên nhằm tạo ra những chuỗi tiêu thụ sản phẩm; trong đó phải kể đến chương trình tiêu thụ rau an toàn và sản phẩm chăn nuôi.

Về chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi phải kể đến đến chuỗi giá trị trứng gà sạch mang thương hiệu Tiên Viên. Khởi thủy từ mô hình VAC năm 2011, trang trại Tiên Viên đã tìm ra hướng đi mới phù hợp với tiềm năng của cơ sở mình là phát triển chăn nuôi gà với quy trình chăn nuôi khép kín.

Tháng 10/2006, chủ trang trại Đặng Đình Tiên đã tổ chức kênh tiêu thụ trứng gà của trang trại mình tới tay người tiêu dùng. Năm 2011, thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư (theo Quyết định 2801 của UBND TP Hà Nội), TP đã hỗ trợ mô hình trang trại Tiên Viên xây dựng chuỗi chăn nuôi - tiêu thụ trứng gà sạch Tiên Viên, liên kết các hộ chăn nuôi và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Tiên Viên.

Với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Đến nay, mô hình này cơ bản đã hoàn thành và đi vào phát triển ổn định, đã xây dựng được 8 trại chăn nuôi khép kín, thiết bị chăn nuôi hiện đại. Quy mô chăn nuôi hàng năm là 20.000 gà hậu bị, 25.000 gà đẻ, cung cấp cho chuỗi trên 20.000 trứng/ngày.


Chăn nuôi gà là thế mạnh của vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội

Đồng thời liên kết được với 15 trại chăn nuôi vệ tinh của các hộ chăn nuôi tại địa phương và tiêu thụ khoảng 30.000 trứng/ngày cho các trại này. Tại các trang trại và các trại chăn nuôi vệ tinh quy trình chăn nuôi luôn được kiểm soát chặt chẽ, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi được đầu tư hiện đại. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng trứng gà mà trang trại cung cấp cho thị trường được cải thiện đáng kể.

Nếu như năm 2005 (trước khi xây dựng chuỗi) sản lượng trung bình mỗi tháng tiêu thụ được 450.000 quả trứng thì đến năm 2011 trung bình mỗi tháng tiêu thụ được hơn 1.200.000 quả. Đây là bước đầu thành công của việc xây dựng và phát triển thương hiệu Tiên Viên cũng như việc hoàn thiện, nâng cấp chuỗi giá trị trứng gà.

Có được thành quả này, trước hết phải kể đến tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm của chủ mô hình Đặng Đình Tiên trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu Tiên Viên. Đồng thời cơ sở còn biết phát huy sức mạnh của sự liên kết với các hộ chăn nuôi, với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp tiêu thụ khác.

Về chăn nuôi lợn, đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình về việc gắn kết tiêu thụ sản phẩm mà mô hình chăn nuôi theo hướng sinh học tại trang trại Bảo Châu của ông Nguyễn Đại Thắng, thôn Phú Thịnh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là một điển hình. Khởi nghiệp từ năm 2008, đến nay quy mô chăn nuôi của trang trại đạt 3.000 con lợn thương phẩm/năm, tạo ra việc làm ổn định cho 12 lao động với mức lương bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Trang trại Bảo Châu rộng 17.000 m2, với hơn 3.000 m2 chuồng trại chuyên chăn nuôi lợn, gà thương phẩm và trồng rau hữu cơ theo công nghệ EM - Nhật Bản. Trang trại đã tập trung phát triển và xây dựng chuỗi giá trị lợn sinh học ở Sóc Sơn với phương châm cung cấp cho thị trường một loại thịt và các sản phẩm từ thịt lợn an toàn, khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng.

Để triển khai hiệu quả và bền vững, trang trại đã có sự đầu tư đồng bộ từ khâu chăn nuôi đến giết mổ và tiêu thụ. Đối với SX, trang trại cũng đã hoàn toàn chủ động được nguồn con giống với chất lượng đảm bảo. Thức ăn cho đàn lợn hoàn toàn là thức ăn hữu cơ có nguồn gốc trong nước như ngô, sắn, đậu tương, cám gạo, rau xanh, men bia và hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp.

Do vậy chất lượng thịt lợn và các sản phẩm chế biền tự thịt cao hơn so với lợn nuôi bằng cám công nghiệp. Kết quả kiểm định của các cơ quan chức năng cho thấy thịt lợn sinh học có độ đàn hồi tốt; mang màu đặc trưng của sản phẩm; không có mùi lạ; nước luộc thịt mùi thơm, trong, váng mỡ to; thịt có độ dai và ngọt không nhão bở.

Về dư lượng kháng sinh và vi sinh vật gây hại đều không phát hiện thấy tồn tại trong mẫu thịt, chỉ tiêu về hàm lượng kim loại đều dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 7046 2002. Ngoài đầu tư phát triển chăn nuôi, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và với tâm huyết về một nền nông nghiệp sạch, trang trại cũng đã đầu tư đồng bộ hệ thống giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thục phẩm.

Với quy mô chăn nuôi hiện nay, trang trại cung cấp cho thị trường trung bình 5 - 7 con lợn/ngày thông qua chuỗi của hàng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. Do tính an toàn cao, chất lượng tốt nên thịt lợn sinh học đã được nhiêu người tiêu dùng biết đến và mua với mức giá cao hơn thịt lợn thường từ 30 - 40%.

Để cung cấp tới tay người tiêu dùng, thịt lợn sinh học trên được đóng gói chân không, dán nhãn mác với đầy đử các thông tin cần thiết về cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Đây là một hình thức mà không phải một thực phẩm nào cũng làm được. Điều này cũng khẳng định sự cam kết với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của cơ sở.

Có thể nói mô hình chăn nuôi lợn sinh học tại Sóc Sơn hiện nay đã và đang là một hướng đi mới, đánh dấu bước phát triển mới trọng nhận thức của người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng. Mặc dù mới hình thành song chuỗi giá trị sản phẩm cũng đã đạt được những thành công nhất định.

Đó là sự phát triển toàn diện trong tất cả các khâu của quá trình SX, chế biến và lưu thông. Tuy nhiên, để chuỗi giá trị đạt hiệu quả hơn, sản phẩm được gia tăng giá trị qua từng khâu trong chuỗi cũng như gia tăng giá trị cho toàn chuỗi, cần có những sự đầu tư đúng đắn và hỗ trợ kịp thời của các cơ quan chức năng.

Trước yêu cầu đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có chương trình hỗ trợ trang trại tham gia vào Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội (gọi tắt là sàn bán buôn) do  Cty CP XNK sản phẩm xanh Việt Nam đầu tư. Đây là một trong những đơn vị chăn nuôi đầu tiên của Hà Nội được ghi nhận và tham gia.

Để đáp ứng tốt hơn cho công cuộc tham gia sàn giao dịch và phục vụ tốt hơn như cầu thị trường, định hướng đến năm 2015, trang trại Bảo Châu sẽ cung cấp cho thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh khác khoảng 100 con lợn sinh học/ngày. Đây là một đích đến rất khả quan bởi trang trại đã có những sự đầu tư cơ sở vật chất, có lộ trình phù hợp và bởi cái “tâm” về một nền nông nghiệp sạch của đại tá Nguyễn Đại Thắng rất phù hợp với xu hướng của thời đại và nhận thức của người tiêu dùng.

Hy vọng với sự thành công bước đầu của các mô hình tiên tiến,điển hỉnh cùng những giải pháp đồng bộ, sự chung tay của người dân, chăn nuôi của Hà Nội sẽ có bước tiến mới mang đậm nét của một Thủ đô năng động và hội nhập, đưa Hà Nội trở thành đơn vị điển hình về phát triển chăn nuôi của cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được việc xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi cũng còn những khó khăn nhất định đó là việc hình thành vùng nguyên liệu đòi hỏi có sự quy hoạch chăn nuôi, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận cho cơ sở, giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm sạch, xử lý những sản phẩm không đúng, hàng nhái kém chất lượng trôi nổi cùng những sản phẩm sạch.

Định hướng trong thời gian tới của Hà Nội là tiếp tục đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các chuỗi giá trị thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn. Tập trung phát triển một số thương hiệu đã có như gà thả vườn tại vùng đồi gò huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, vịt Liên Châu (Thanh Oai)...

Đồng thời tăng cường khôi phục và xây dựng nhãn hiệu cũng như phát triển chuỗi giá trị cho các sản phẩm bản địa, đặc sản của Thủ đô như vịt cỏ Vân Đình, gà Mía Đường Lâm. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác với các tỉnh để tổ chức SX, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các hội chợ và làm tốt công tác tuyên truyền nhằm quảng bá giới thiệu hình ảnh chăn nuôi Hà Nội.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 389

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 388


Hôm nayHôm nay : 56670

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71256153