18:10 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hải Lăng sản xuất hiệu quả

Thứ tư - 21/11/2012 02:41
Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị luôn năng động trong SX nông nghiệp, kết hợp các mô hình nông- lâm- ngư nghiệp để phát huy hết lợi thế của điều kiện tự nhiên, không ngừng tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nông dân xã Hải Dương trồng ném trên cát trắng

Sáng tạo, hiệu quả

Ông Nguyễn Giáp, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng nhiều lần khoe xã Hải Phú đã trồng được cam có chất lượng tuyệt vời. Theo lời giới thiệu ấy, tôi về xã Hải Phú để tìm đến vườn cam ở vùng đồi K4. Đặt 2 sọt cam đầy ăm ắp xuống sân nhà, ông Trần Ngọc Nhơn, chủ trang trại nở nụ cười đón khách. Trang trại của Nhơn chuyên canh cây ăn trái sạch.

Đây là loại cam sạch chính hiệu, không sử dụng hóa chất trong chăm bón, thu hoạch, bảo quản. Mười năm trước, vợ chồng ông Nhơn lên vùng K4 khai khẩn đất đồi trồng cam. Cần mẫn khai phá, chắt chiu từng ngày, từ 8 ha ban đầu, dần trang trại của ông được mở rộng lên đến 12 ha, trồng cam và các loại cây ăn quả, còn lại là chè, sắn, cao su, táo, mít, sả, tre bát độ, hồ thả cá...

Ông Nhơn cho biết nhiều nhất trong trang trại của ông vẫn là cây cam. Mỗi ha được ông trồng 550 cây cam. Đầu tư đúng quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật, mỗi năm cam ra hoa từ đầu tháng giêng, thu hoạch rộ vào rằm tháng tám âm lịch. Hiện cam của ông Nhơn có nhiều cây thu được hơn 150 kg quả. Năm 2011, ông Nhơn thu được 100 triệu đồng, năm nay ông lại thu về 120 triệu đồng từ việc bán cam. Giá cam K4 được thương lái mua tại vườn từ 17.000 -18.000 đồng/kg.

Bà Lê Thị Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, cho biết: “Chúng tôi luôn xác định phải chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vì vậy, huyện đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển mô hình SX nông- lâm- ngư nghiệp, ngoài những mô hình đã phát triển cho hiệu quả, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều cách làm mới”.

Theo bà Vinh, ném là cây truyền thống, song làm ra chỉ đủ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Xác định điều kiện tự nhiên ở Hải Lăng rất thuận lợi cho phát triển ném hàng hoá, huyện phối hợp với Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung trồng ném trên đất cát. Hợp lý nhất khi trồng cây ném trên đất cát trắng là phù hợp với biến đổi khí hậu.

Ông Phan Văn Quang, Chủ nhiệm HTX Đông Dương- xã Hải Dương- nơi thực nghiệm trồng ném trên cát đầu tiên, cho biết: “Cây ném ở Đông Dương và huyện Hải Lăng thường thơm hơn ném các nơi khác, cây cao, lá ít xốp, nhiều người thích. Đến khi ném già lấy củ thì củ ném cũng lớn hơn trồng ở các vùng khác”.

Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng trồng ném, ông Quang nói trồng cây ném rất dễ, đầu tư 1 ha ném hết 4 - 5 triệu đồng, kể cả tiền giống và phân bón. Một vụ trồng ném có thời gian 4 tháng. Song khi cây ném lên 2 tháng thì đã cho thu hoạch để bán ném cây, người trồng ném sớm thu được tiền.

Công chăm sóc ném cũng nhẹ nhàng, cần tập trung cho thời kỳ đầu với phân bón là lân và tro bếp để ném được chắc cây. Nếu lấy ném củ thì đợi cuối mùa, khi cây ném khô sẽ thu hoạch lấy củ bán giống. Thời điểm đầu mùa, mỗi kg ném cây có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Lãi hơn trồng lúa

Nông dân Trần Văn Hùng ở Đông Dương tính toán, cứ trồng 1 lon ném giống thu về được 10 lon ném củ, trồng 1 ha ném mỗi mùa thu hoạch đến 70 - 80 triệu đồng, trong lúc đó chi phí chỉ hết 4 - 5 triệu. Trồng ném lãi hơn 2 lần trồng lúa, mà công sức lại nhẹ nhàng hơn làm lúa rất nhiều. Sau khi thu hoạch ném, nông dân còn trồng được nhiều vụ rau màu nữa trên cùng diện tích.

Cụ thể, từ tháng 1 - 4 trồng ngò, đậu. Tháng 5 trồng ngô, lạc xen. Tháng 6 trồng ném trái vụ đến tháng 9 thu hoạch. Tháng 9 đến tháng 12 trồng rau màu bán Tết Nguyên đán. Hiện tại huyện Hải Lăng đã trồng được gần 150 ha ném trên cát trắng và diện tích này có thể mở rộng đến 1.000 ha trên 8 xã vùng cát.

Cùng với mô hình trồng ném thì mô hình nuôi cá - lúa cũng đang được nông dân Hải Lăng quan tâm. Ông Đào Văn Trẩm, phụ trách lĩnh vực thuỷ sản của Phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng cho biết mô hình cá - lúa ở Hải Lăng rất hợp với địa hình vũng trũng, hiện phát triển được 38 ha. Giá trị từ việc nuôi cá trên lúa với các loại giống như chép, trôi, rô phi... thu về được 10 triệu đồng/ha, cộng thêm lúa sẽ đạt 70 - 80 triệu đồng/ha/năm.

Theo bà Vinh, điều quan tâm nhất là phải xây dựng được thương hiệu nông sản, liên kết với các DN để tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, khi có sản phẩm rồi thì đầu ra là khâu quan trọng nhất.

Do tính hiệu quả của mô hình nên người dân rất phấn khởi. Bà con chỉ đầu tư con giống ban đầu, giảm được chi phí thức ăn, không tốn công chắm sóc mà cá vẫn lớn bình thường. Thuận lợi của huyện Hải Lăng để phát triển mô hình cá - lúa là có nhiều diện tích ruộng trũng, có nhiều mương, rãnh độ sâu 15 - 20 cm, nguồn nước chủ động, chất đất, chất đáy tốt, nguồn thức ăn phong phú. Sử dụng mô hình này sẽ dành ra 20 - 25% diện tích ruộng không cấy lúa để làm khoảng không nuôi cá.

Với cây lúa chung với cá thì lúa sẽ ít bị bệnh, ít bị chuột phá, thân cây cứng hơn. Vì cá đã ăn sâu bọ côn trùng hại lúa, cá ăn cỏ dại, sục bùn ở ruộng lúa, cá thả phân làm tốt lúa... Theo ông Trẩm, mô hình cá-lúa có nhiều thuận lợi, có thể nhân rộng đến 14 xã vùng trũng của huyện.

Bà Lê Thị Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết thuận lợi để Hải Lăng có nhiều tiến bộ trong SXNN là huyện chú trọng thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để tổ chức SX quy mô lớn, tập trung, chuyên canh, tạo ra nhiều việc làm và nâng giá trị sản phẩm trên cùng diện tích...

L.Q. Huy
Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 335


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1331013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68561176