18:14 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hấp dẫn nghề kỹ thuật cao

Thứ ba - 06/03/2012 20:02
Không chỉ quanh quẩn với nghề trồng trọt, chăn nuôi, nhiều thanh niên nông thôn đã và đang tiếp cận và học nghề điện tử, hàn... kỹ thuật cao với mong muốn có thu nhập tốt hơn và góp phần đưa nghề về nông thôn, hiện đại hóa sản xuất.

 

Nghề “hút” lao động

Trung tâm Đào tạo công nghệ cao Bách Khoa (Hà Nội) chủ yếu đào tạo các nghề sửa chữa máy tính, thiết bị văn phòng, sửa chữa điện thoại di động, điện lạnh và điện dân dụng... Mỗi khóa học trung bình kéo dài từ 4 - 5 tháng với mức học phí 4 - 5 triệu đồng/học viên. Không trông chờ vào những khoá hỗ trợ học nghề ngắn hạn, nhiều thanh niên nông thôn đã chủ động tìm tới các khoá học nghề công nghệ cao này.

Học nghề hàn kỹ thuật cao tại Trường CĐ Nghề kỹ thuật công nghệ LOD.

Phan Xuân Thế (ở xã Khuất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội) - học viên đang theo học lớp sửa chữa máy vi tính chia sẻ: “Tốt nghiệp THPT, thấy được nhu cầu sử dụng và sửa chữa máy vi tính ngày càng nhiều, trong khi đó số lao động có tay nghề để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật còn hạn chế nên tôi đăng ký học lớp sửa chữa máy vi tính tại trung tâm với mong muốn sau khi học nghề sẽ mở cửa hàng tại địa phương”.

Năm 2011, trung tâm đã đào tạo được trên 400 học viên có tay nghề cao cung cấp cho thị trường lao động Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khoảng 80% số học viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Học viên của trung tâm chủ yếu là sinh viên muốn học thêm về thực hành, nâng cao tay nghề những ngành mình học, học thêm nghề tay trái hay những thanh niên đã tốt nghiệp THCS, THPT muốn học nghề để lập thân lập nghiệp. Ngoài ra, trung tâm còn đào tạo miễn phí cho những học viên khuyết tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Vũ Văn Vĩnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo công nghệ cao Bách Khoa cho biết thêm, bên cạnh việc đào tạo tại chỗ, trung tâm đã xây dựng website đào tạo trực tuyến để học viên ở xa có thể học nghề thông qua mạng Internet. Hiện trang web www.hocnghetructuyen.vn của trung tâm thu hút 50.000 thành viên tham gia.

“Các doanh nghiệp rất cần lao động có kỹ thuật và tay nghề cao, trong khi thanh niên nông thôn chủ yếu làm các nghề phổ thông. Nếu học nghề kỹ thuật cao, cơ hội việc làm của các em rất lớn và lương khá hơn”- ông Vĩnh chia sẻ.

Học nghề để xuất ngoại

Cũng như các trung tâm dạy nghề, Trường CĐ Nghề kỹ thuật công nghệ LOD (Hà Nội) chú trọng đào tạo những ngành có kỹ năng tay nghề cao cho xuất khẩu lao động.

Ông Lê Văn Thái - cán bộ phụ trách công tác đào tạo, cho biết: “Chúng tôi đào tạo cả về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng giao tiếp ứng xử và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, nghề hàn công nghệ 6G được nhà trường đặc biệt chú trọng và xếp hạng hàng đầu trong các nghề về kỹ năng”.

Theo đánh giá của Tổng cục Dạy nghề, hiện nay, lao động phổ thông đang dần mất lợi thế do nguồn kinh tế khó khăn, áp lực cạnh tranh ngày càng cao nên các doanh nghiệp không thể bỏ ra nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo lại cho lao động phổ thông.

Trần Việt Cường - học viên lớp Hàn công nghệ 6G giải thích: “Nghề hàn công nghệ 6G chủ yếu có ở các công trình nhiệt điện, dầu khí, chân đế giàn khoan, ống công nghệ... Đó là những công trình thường xuyên chịu áp lực cao nên không thể dùng các phương pháp hàn phổ thông. Mỗi học viên như em, để đạt được trình độ hàn 6G thì phải trải qua các giai đoạn học công nghệ hàn từ 1G - 5G. Sau khi tham gia lớp đào tạo nâng cao kỹ năng hàn và đạt được tay nghề cao, chúng em có điều kiện đi xuất khẩu lao động”.

Năm 2011, nhà trường đã đào tạo được hơn 300 lao động có trình độ hàn công nghệ 6G cung cấp cho thị trường lao động trong nước và đi xuất khẩu lao động, đáp ứng nhu cầu của các thị trường lao động khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 351

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 349


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1599272

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74646243