00:20 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả kinh tế từ mô hình lươn không bùn

Thứ tư - 24/09/2014 12:58
Một nhà khoa học trẻ đã tiên phong phát triển mô hình nuôi luơn không bùn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo vệ sinh môi trường đang được nhiều nông dân quan tâm học hỏi.
Mô hình nuôi lươn không bùn đã mang lại thành công cho anh Sơn

Mô hình nuôi lươn không bùn đã mang lại thành công cho anh Sơn

Hơn 100 triệu đồng mỗi tháng là số tiền lãi từ mô hình nuôi lươn không bùn của anh Đoàn Kim Sơn – Giảng viên trường Đại  học Nông Lâm TPHCM. Trang trại của anh tại xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành  phố HCM  TPHCM có diện tích một ha với 90 ô nuôi, mật độ nuôi 400 con trên một mét vuông. Vừa cung cấp con giống, vừa nuôi và thu mua lươn thành phẩm, mỗi ngày anh xuất ra thị trường 3 đến 4 tấn lươn với giá từ 140 ngàn đồng.

Nhìn lại chặng đường nuôi lươn không bùn từ 2007 đến nay, anh chia sẻ, trong giai đoạn đầu cũng phải mày mò tìm con đường làm cho phù hợp, bởi vùng  Hoc Môn không có bùn như miền tây nên phải dùng vỉ tre để làm giá thở, sau đó khi chuyển sang nuôi lươn thịt thì nuôi bằng nhiều cách như nuôi bằng lục bình, nilong, ống nhựa nhưng đều không thành công, chỉ khi nuôi bằng vỉ tre thì mới thành công và dễ giám sát hơn về dịch bệnh, từ năm 2007 đến giờ anh đã nuôi thành công lươn không bùn.

Với 2 trang trại nuôi lươn ở Hóc Môn-TPHCM và Tiền Giang, có thể nói kĩ sư Đoàn Kim Sơn là một trong những người cung cấp lượng lươn lớn cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản  và có vựa đầu mối lớn ở TPHCM.

         
 Kĩ sư Đoàn Kim Sơn là một trong những người cung cấp lượng lươn lớn cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản 

So với cách nuôi lươn truyền thống, nuôi lươn không bùn đã khắc phục được hết những nhược điểm này. Ở mô hình mới, lươn được nuôi trong bể xi măng có nước, đáy trải bạt nhựa, trên có tấm tre khô được đan thưa để lươn tựa vào hoặc ngoi thở. Cách làm này  không đòi hỏi diện tích rộng, đầu tư xây dựng cơ bản ít tốn kém, người nuôi có thể chủ động theo dõi, chăm sóc và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.

Chị Bùi Thị Thanh Ngữ

Chị Bùi Thị Thanh Ngữ -  Phó Chủ tịch hội nông dân  xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành  phố HCM  TPHCM, trong thời gian tới mô hình nuôi lươn không bùn phù hợp với xu hướng chuyển đổi ngành nghề bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại không ảnh hưởng tới môi trường, vốn đầu tư không quá nhiều mà lợi nhuận lại ổn định.

Có thể nói những mô hình mới như tại trang trại của kĩ sư Đoàn Kim Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới sẽ còn nhiều những mô hình hay được phát huy từ tư duy giỏi để nông thôn Việt Nam thực sự là nông thôn mới ./.
                                                                                                                                       Theo antv.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332


Hôm nayHôm nay : 40230

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1012398

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71239713