10:32 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả máy làm đất đa năng tại Kỳ Tiến

Thứ hai - 05/11/2012 03:40
Được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thực hiện thành công mô hình máy làm đất đa năng tại xã Kỳ Tiến huyện Kỳ Anh.
 
Kỳ Tiến là một xã miền núi còn nhiều khó khăn, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, manh mún, không bằng phẳng..., nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh triển khai xây dựng mô hình máy làm đất đa năng tại Kỳ Tiến bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cao.  6 hộ dân xã Kỳ Tiến được hỗ trợ 6 máy làm đất đa năng loại  1Z - 41A, đây là loại máy làm đất đa năng, có công suất động cơ 8 hp, kích thước nhỏ gọn, với nhiều chức năng như: cày bừa đất trồng lúa (ruộng khô, ruộng nước) theo hình thức phay, băm gốc rạ. Chỉ cần phay bừa 2-3 lần đạt tiêu chuẩn ruộng cấy; Cày bừa, đánh luống đất trồng màu;  Xới đất, làm cỏ vườn cây ăn quả;  Phá gốc các cây trồng màu, cây công nghiệp: ngô, dứa, mía,…đánh luống thành hàng thích hợp, định vị được độ sâu tùy theo ý muốn. Tiêu hao ít nhiên liệu chỉ 0,5 lít/ giờ,  chi phí xăng dầu khoảng 310.000 đ/ ha.
 
Hội thảo hiệu quả máy làm đất đa năng loại  1Z - 41A tại xã Kỳ Tiến - Kỳ Anh

Sau khi sử dụng trong vụ Hè thu vừa qua trên cả 2 loại chân đất ruộng nước và đất hoa màu đều được bà con đánh giá rất phù hợp với điều kiện của địa phương. Ông Nguyễn Tiến Luyện, chủ hộ tham gia mô hình phấn khởi cho biết: "Máy này phù hợp với cả ruộng vừa và nhỏ, cày sát góc (đối máy to sau khi cày xong còn mất công cuốc góc ruộng) dễ thao tác, làm đất rất tơi xốp nhất là đất màu, tốn ít nhiên liệu phù hợp với túi tiền nông dân, càng làm càng quen càng thích".
 
Kết quả bước đầu cho thấy sử dụng loại máy này rút ngắn được thời gian, giảm chi phí sản xuất (so với cày trâu sẽ tiết kiệm được 3,5 triệu đồng/ha). Đặc biệt việc áp dụng máy sẽ giúp đảm bảo chủ động thời gian, xuống giống đúng lịch trình, giảm áp lực thời vụ nhất là vụ Hè thu chạy lụt, né tránh được bất thuận thời tiết khắc nghiệt ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đang là  bước đầu đối với người nông dân, tại hội thảo nhiều đại biểu đều khẳng định để đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, nông dân cần được đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức vận hành, sử dụng, bảo quản máy một cách thành thạo, đồng thời có chính sách khuyến khích hỗ trợ giúp đỡ nông dân có đủ  điều kiện đầu tư, đặc biệt các địa phương cần hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất./.
                                                               Quốc Triển
 Trung tâm KN Hà Tĩnh
          
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 467


Hôm nayHôm nay : 45891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 659842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70887157