05:24 EDT Thứ hai, 08/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả thu hoạch chè bằng máy

Thứ hai - 05/11/2012 22:50
Năm 2012, được dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Nghệ An hỗ trợ, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ đã triển khai mô hình “Áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ trong SX chè thu hoạch bằng máy” tại 2 huyện Thanh Chương và Anh Sơn.

Dự án mới thực hiện sau 10 tháng đã mang lại kết quả rất đáng ghi nhận. Ông Phạm Doãn Thao, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tùng nhận xét: Anh Văn Đức Nam có tổng cộng 3 ha chè thì 1 ha được dùng làm mô hình còn lại 2 ha chè làm đối chứng. Do mô hình làm sát bên cạnh 2 ha đối chứng nên khi được nhìn tận mắt cây chè trên mô hình phát triển xanh tốt cho năng suất cao đã làm bà con ở đây rất phấn khởi.

Theo kết quả kiểm tra thực tế, mô hình tại nhà anh Văn Đức Nam, 9 tháng đầu năm 2012 thu hoạch được 7 lần, năng suất đạt gần 21 tấn búp tươi/ha, trong khi đó 2 ha còn lại (đối chứng) chỉ đạt 28,6 tấn (14,3 tấn/ha). Năng suất trong mô hình tăng 46,2% so với diện tích đối chứng. Nếu làm mô hình ở cả 3 ha thì chắc anh Nam đã giàu to...


Hái chè bằng máy tại xã Cẩm Sơn

Tuy nhiên, theo anh Nam, để việc thu hái chè bằng máy vừa có hiệu quả vừa đạt năng suất cao thì người dân làm mô hình ngay từ khi trồng phải tuân thủ quy trình và mật độ phải đảm bảo, đầu tư phân bón đúng quy định...

Ông Đặng Hồng Phong trú tại xóm 1/5, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn cho biết: "Khi chưa làm mô hình, do nắng hạn, mức đầu tư thâm canh thấp nên diện tích chè LDP1 và LDP2 của gia đình chỉ đạt 16 - 18 tấn búp tươi/ha/năm. Từ đầu năm 2012, nhờ tham gia mô hình mà năng suất chè tăng vượt trội. Mới sau 10 tháng đã được trên dưới 27 tấn/ha. Nhờ có máy hái chè nên vợ con không phải bỏ công sức hái suốt ngày trên vườn chè nữa...".

Ông Nguyễn Hữu Trường ở xóm Đá Bia, xã Thanh Mai, Thanh Chương phấn khởi: "Gia đình tôi có 3 ha chè LDP1 và LDP1. Để giảm công thu hoạch tôi đã tự bỏ tiền ra mua máy hái chè. Trước đây hái thủ công (bằng tay) thì mỗi năm được 10 lứa, khi đưa máy vào chỉ còn lại 6 lứa. Để hái được bằng máy buộc phải chặt cành cho thật bằng nên cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 là cả nhà lo ngay ngáy. Mỗi ngày phải dùng máy bơm tưới chè một lần nếu không cây bị chết nắng.

Khi cán bộ của Viện về làm mô hình tôi đăng ký tham gia ngay. Điều làm tôi rất mừng là nhờ đưa TBKT vào nên năng suất chè búp tươi tại tăng lên đột biến. Trước đây bình quân mỗi ha chỉ được khoảng 16 tấn/ha/năm. Thế mà tại mô hình sau 7 lần thu hoạch đã đạt 24 tấn/ha. Trong khi đó trên 2 ha đối chứng chỉ đạt 14,1 tấn/ha.

Sở dĩ chè cho năng suất cao chính là nhờ bón phân rất cân đối, cộng thêm lượng phân vi sinh nên đã góp phần tích cực trong việc giữ được độ ẩm cho đất, do đó ngay cả trong tháng 5, tháng 6 chè vẫn xanh tốt. Do búp chè chất lượng tốt hơn hẳn ngoài mô hình nên giá bán cao hơn khoảng 300 đ/kg.

 

"Hiện bà con mới đầu tư khoảng 50% và dựa vào nước trời nên cây chè dễ bị chết hàng loạt khi gặp gió Lào (năm 2011 hạn hán kéo dài đã làm chết 930 ha chè). Cần có chính sách về vay vốn tín dụng ưu đãi cho người trồng chè, nhất là thời kỳ kiến thiết cơ bản để họ yên tâm mở rộng diện tích và cho vay ưu đãi để mua máy thu hoạch..." - PGS.TS Phạm Văn Chương.

"Theo tính toán của tôi thì tổng chi phí phân bón trên mô hình là khá cao với trên 44,2 triệu đ/ha + nhân công 17,4 triệu đ/ha nhưng lại thu về được 24 tấn x 4.500 đ/kg = 110 triệu đ/ha. Lãi ròng 48 triệu đ/ha (diện tích đối chứng lãi chỉ 30 triệu đ/ha). Năm tới cho dù mô hình này không được triển khai nữa, tôi cũng tự áp dụng vào 2 ha còn lại để tăng nguồn thu...", ông Trường nói.

Theo PGS.TS Phạm Văn Chương, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ, chè là một trong các sản phẩm XK chủ lực ở Nghệ An với 8.000 ha, trong đó trên 4.000 ha chè kinh doanh. Mỗi năm Nghệ An cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên dưới 6.000 tấn chè búp khô. Hiện Nhật Bản đang xúc tiến việc xin giấy phép đầu tư dự án SX chè nguyên liệu tại Nghệ An, đưa chè búp tươi về Nhật Bản để chế biến và bán với giá 70 USD/kg.

Mô hình thu hoạch chè bằng máy mà Viện triển khai tại Anh Sơn, Thanh Chương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè nên bà con rất phấn khởi... Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao để nhân rộng mô hình này nhằm tăng lợi nhuận cho người trồng chè?

Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng chè cần tập trung thay thế dần bằng các giống chè mới chịu hạn năng suất cao, chất lượng tốt. Kỹ thuật thâm canh thiết kế hạ tầng kỹ thuật phải được quan tâm đúng mức, nhất là hệ thống tưới cho cây chè và đầu tư phân bón phải cân đối...

Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 36054

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 415431

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64401375