20:50 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện Mê Linh:Tập trung nâng cao đời sống người dân

Thứ hai - 15/04/2013 21:43
Coi nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Mê Linh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị đất canh tác, hình thành được nhiều mô hình nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phùng Minh Chiến, tính đến nay, ngoài xã Liên Mạc đạt chuẩn NTM, huyện Mê Linh còn có 5 xã đạt 10-13 tiêu chí, 10 xã còn lại đạt 8-9 tiêu chí. Kết quả đó là sự nỗ lực lớn bởi Mê Linh có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và xuống cấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bắt tay vào xây dựng NTM, ngoài đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Mê Linh xác định tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị đất canh tác, từng bước nâng cao đời sống người dân, từ đó làm thay đổi diện mạo nông thôn.

 
Diện mạo mới ở vùng quê xã Liên Mạc.
Diện mạo mới ở vùng quê xã Liên Mạc.


Trong những năm qua, huyện luôn quan tâm hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, đi đầu là chuyển đổi cơ cấu giống lúa. Hiện nay, đề án chuyển đổi cơ cấu từ giống lúa truyền thống sang giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt giai đoạn 2013-2014 đang được triển khai trên địa bàn 17 xã, thị trấn với diện tích 2.000ha. Với thế mạnh có vùng đất bãi ven sông rộng lớn, huyện đã chỉ đạo các xã chuyển đổi sản xuất rau ra khu vực này với diện tích hơn 100ha, trong đó triển khai thực hiện đề án mô hình điểm về đầu tư sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn trên diện tích 20ha tại xã Tráng Việt. Khắc phục khó khăn do vùng trồng hoa bị thu hẹp nhường chỗ cho một số dự án đô thị, giao thông, huyện Mê Linh đã xây dựng kế hoạch mở rộng vùng trồng hoa ra các xã Tiến Thịnh, Liên Mạc, Tự Lập, Vạn Yên với diện tích 170ha. Đây là hướng đi mới của huyện giúp nông dân phát huy tiềm năng thế mạnh của mình để nâng cao mức sống. 

Trong phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (NTTS), chủ trương của huyện là xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện huyện đang xây dựng vùng NTTS tập trung diện tích 350ha ở các xã Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng (năm 2013 sẽ xây dựng xã điểm Liên Mạc về nuôi thủy sản và chăn nuôi tập trung để nhân rộng ra các xã khác. Đặc biệt, coi trọng công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), đến nay toàn huyện đã dồn được 1.832ha, vượt 21% kế hoạch thành phố giao. Sau khi dồn đổi ruộng, ngoài việc giúp người dân nhanh chóng ổn định sản xuất vụ xuân, huyện còn lập quy hoạch đào đắp đường trục chính nội đồng cho các xã với chiều dài 63,5km; đào đắp 186,8km bờ vùng, bờ thửa với kinh phí 21,5 tỷ đồng để đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nâng cao giá trị trên diện tích đất canh tác. 

Gỡ khó để về đích

Bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, Mê Linh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác DĐĐT do nhận thức của một bộ phận nhỏ cán bộ, nhân dân chưa đầy đủ, nguồn lực thực hiện còn eo hẹp, số kinh phí đã đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tráng Việt Đàm Văn Thìn, hiện xã đã có 10/19 tiêu chí đạt nhưng khó nhất vẫn là nguồn kinh phí bởi người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, việc vận động nhân dân đóng góp là rất nan giải. Hiện nguồn kinh phí của xã chủ yếu trông chờ vào đấu giá quyền sử dụng đất nhưng hiện nay việc này đang gặp bế tắc do đất đai "đóng băng". 

Để có thêm 4 xã (Tiền Phong, Tráng Việt, Thạch Đà, Vạn Yên) hoàn thành xây dựng NTM, các xã còn lại phấn đấu đạt từ 10 đến 15 tiêu chí đạt chuẩn trong năm 2013, huyện Mê Linh xác định tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân vào cuộc, chung tay xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận khi có dự án triển khai trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh DĐĐT với diện tích 1.343ha tại 10 xã còn lại để thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; tập trung vào việc đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp ở khu vực nông thôn... để từng bước nâng cao đời sống người dân.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1547429

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74594400