04:30 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện nghèo miền núi Quảng Ngãi với mô hình "khủng" trồng cây tỷ đô

Thứ hai - 15/09/2014 20:52
Thời gian gần đây, dư luận trong tỉnh xôn xao trước việc chính quyền huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) chi tiền tỷ từ ngân sách để trồng cây mắc-ca, một loại cây trồng hoàn toàn xa lạ không chỉ ở Quảng Ngãi, mà với cả nhiều tỉnh thành khác trong nước.
Bón phân lót cho hố đào chuẩn bị trồng mắc-ca tại xã Sơn Bua.

Bón phân lót cho hố đào chuẩn bị trồng mắc-ca tại xã Sơn Bua.

Mô hình "khủng"

Đến thời điểm này việc triển khai trồng cây mắc-ca của huyện Sơn Tây đang trong giai đoạn đào hố và bỏ phân lót. Ông Trần Quý - Trưởng trạm Khuyến nông Sơn Tây - đơn vị được giao nhiệm vụ đảm nhận thực hiện dự án cho biết: Dự kiến đến cuối tháng 9.2014 sẽ tiến hành đưa giống cây về trồng.

Theo UBND huyện Sơn Tây, cây mắc-ca được trồng tại 3 địa điểm ở 3 xã: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long, với diện tích thực hiện 6 ha (2ha/điểm) và tổng kinh phí lên đến 1,29 tỷ đồng. Mắc-ca là dự án cây trồng thí điểm lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh do cấp huyện thực hiện. Và cũng chính vì quy mô "khủng" và loại cây trồng mới như vậy, nên đã có dư luận khác nhau về việc này.

Nhiều người bày tỏ: Một huyện nằm trong Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Nghị quyết 30a/2008) như Sơn Tây, người dân vẫn chưa quen với việc bón phân cho cây trồng, mà dám dùng cả tỷ đồng để đầu tư trồng loại cây mới, đòi hỏi nhiều kỹ thuật như mắc-ca là quá liều.

Tuy nhiên cũng không ít người lại đồng tình: Phải có sự mạnh dạn để tạo nên sự đột phá; chứ quanh đi, quẩn lại với mấy cây bản địa, ít giá trị kinh tế thì đến bao giờ mới khá lên được. Các cấp ngành của tỉnh cần có sự hỗ trợ cho Sơn Tây về mọi mặt về dự án cây trồng này....

Kỳ vọng lớn

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, thừa nhận: Mắc-ca là một loại cây trồng mới và từ trước đến giờ không chỉ Quảng Ngãi mà nhiều tỉnh thành khác cũng chưa trồng thử nghiệm.

Tuy nhiên sau một thời gian tìm hiểu, so sánh với những nơi đã trồng trước đó, chúng tôi nhận thấy khí hậu và thổ nhưỡng của Sơn Tây hoàn toàn phù hợp với loại cây này nên mới triển khai.

Dù vậy để dự án này được thực hiện là cả một quá trình, với không ít "cửa ải" phải vượt qua. Theo đó ngoài hàng chục lần đi kiểm tra, tìm hiểu thực tế, tổ chức hội nghị; dự án này đã được các cấp ủy, chính quyền huyện bàn bạc, biểu quyết, Hội đồng nhân dân huyện thông qua chứ không phải đơn giản như nhiều người đã nghĩ.

Tuy số tiền đầu tư tính bằng tỷ đồng là rất lớn so với điều kiện thực tế ngân sách của Sơn Tây, nhưng không phải bỏ ra một lần mà kéo dài trong 4 năm nên không gây ảnh hưởng nhiều.

Tuy mọi việc chỉ đang là khởi đầu, thế nhưng nói về triển vọng kinh tế của loại cây trồng này, ông Tùng khá lạc quan: Khi thu hoạch, lợi nhuận mang lại từ mắc-ca là 100 triệu đồng/vụ/năm. Khi nhân rộng mô hình là hàng ngàn hộ dân Sơn Tây sẽ “đổi đời".

Còn những loại cây trồng hiện nay được xem là làm giàu cho người dân của địa phương như keo lai, mì... thì lợi nhuận của mắc ca cao hơn gấp từ 3-20 lần, đó là chưa nói đến vô số những lợi ích khác.

  Cây mắc-ca (tên quốc tế là macadamia), có chiều cao lên tới 18m, có tuổi thọ từ 40-60 năm. Mắc-ca là loại cây cho hạt chứa dầu gần giống như cây điều. Đây là loại cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hóa. Mắc-ca được đưa về trồng thử tại Việt Nam từ năm 1993 tại các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 433

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 426


Hôm nayHôm nay : 35433

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 788974

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64774918