00:44 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi nông dân có lương hưu

Chủ nhật - 10/03/2013 10:18
Nông dân cũng có lương hưu - ước mơ của nhiều nông dân đã trở thành hiện thực khi quỹ hưu nông dân được thành lập. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.000 hội viên nông dân hết tuổi lao động cũng được cấp “sổ hưu” và nhận lương hàng tháng, đây là nguồn động viên lớn cho nhiều nông dân khi bước vào tuổi già.
Nhờ có quỹ hưu nông dân mỗi tháng gia đình ông Báo có thêm 30 kg thóc.

Nhờ có quỹ hưu nông dân mỗi tháng gia đình ông Báo có thêm 30 kg thóc.

Điểm tựa của nông dân khi hết tuổi lao động
Không cần cơ quan bảo hiểm, quỹ hưu nông dân được thành lập trên cơ sở Hội Nông dân tự hạch toán, tự thu chi, tự định ra số tiền đóng góp của mỗi hội viên tham gia. Quỹ hưu nông dân ra đời với mục đích tạo nguồn an sinh xã hội cho người nông dân khi hết tuổi lao động, đặc biệt lúc đau yếu bệnh tật. Khi đến tuổi nghỉ hưu, hội viên nông dân được lĩnh lương hưu hàng tháng. Số tiền thực lĩnh mặc dù chưa nhiều, song đây thực sự là nguồn động viên, giúp người nông dân yên tâm hơn lúc tuổi già bóng xế, nhất là những trường hợp độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.
Quỹ hưu nông dân được thành lập từ năm 1992 đầu tiên tại thôn Ất (Hạp Lĩnh, Tiên Du nay là thành phố Bắc Ninh) đến nay đã nhân rộng ra 17 chi hội thuộc Hội Nông dân thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh với tổng số quỹ gần 4 tỷ đồng, hàng năm trợ cấp hưu cho hơn 1.000 hội viên với số tiền từ 150.000 - 800.000 đồng/người/năm.
Chi hội nông dân khu phố Ất, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh là một trong những chi hội quản lý và duy trì có hiệu quả nguồn quỹ hưu này. Ông Nguyễn Anh Hào, Trưởng ban điều hành quỹ cho biết: “Theo quy định của quỹ hội viên từ 18 tuổi trở lên có thể tham gia quỹ, đối với những nông dân từ 50 tuổi trở lên nếu muốn tham gia để hưởng lương hưu ngay có thể đóng luôn 100 kg thóc. Đến tuổi 60, hội viên tham gia vào quỹ hưu sẽ được hưởng lương là 10 kg thóc/tháng. Những hội viên đóng đủ 100 kg thóc cho quỹ mà chưa đến tuổi nghỉ hưu sẽ được quỹ trả lãi suất 27 kg thóc/năm. Khu phố hiện có 384 hội viên được nhận lương hưu và lãi từ quỹ, chiếm 75% tổng số hội viên”.
Gia đình cụ Nguyễn Thị Viện, có 4 khẩu thì 3 khẩu được nhận lương hưu. Ông Đặng Đình Báo, con cụ Viện cho biết: “Gia đình tôi có 4 khẩu, mẹ tôi năm nay 94 tuổi, hai vợ chồng tôi cũng đã 75 tuổi rồi, giờ chúng tôi không thể đi làm đồng được nữa, con gái cả thì đau yếu không lao động được. Mẹ tôi được hưởng lương hưu từ khi quỹ mới thành lập, vợ chồng tôi được 15 năm nay, hiện nay mỗi tháng gia đình được nhận 30 kg thóc, đủ gạo ăn cho cả nhà, chỉ phải lo thêm chi phí thức ăn là đủ sống. Khi ốm đau, ngày lễ người cao tuổi, ngày Tết cũng được quỹ thăm hỏi động viên và cho đường, sữa”.
Ngoài gia đình cụ Viện, trong khu phố có rất nhiều hội viên được hưởng lương hưu hơn 10 năm nay như: ông Lê Văn Thọ, Lê Văn Dụ, Lê Văn Giảng, Nguyễn Đình Cơ,… Với những người bình thường mỗi tháng 10kg thóc không đáng là bao nhưng với những người già cả, không còn sức lao động thì quỹ hưu không chỉ là nơi giúp đời sống bớt đi lo lắng, cực nhọc mà còn thắt chặt thêm tình nghĩa xóm làng, đùm bọc lẫn nhau. 
Vẫn còn nhiều trăn trở
Quỹ hưu nông dân không chỉ mang lại hiệu quả về vật chất cho hội viên mà còn mang ý nghĩa xã hội, nhân văn lớn. Tuy nhiên, việc duy trì quỹ gặp không ít khó khăn. Trước hết, quỹ do các hội viên tự tổ chức thu chi, tự hoạch toán nên nguồn bổ sung cho quỹ rất hạn chế do giá cả biến động, số hội viên đăng ký tham gia đông, vài năm nay, lãi suất gửi ngân hàng luôn biến động gây ảnh hưởng đến nguồn chi bởi số hội viên đến tuổi hưu ngày càng nhiều. Chính vì thế, mức hỗ trợ hội viên hiện nay còn thấp. Điển hình như ở thị xã Từ Sơn, mức hỗ trợ chỉ đạt 10.000 - 15.000 đồng/người/tháng, cao nhất là ở chi hội khu phố Ất (Hạp Lĩnh, TP.Bắc Ninh) cũng mới đạt 65.000 đồng/người/tháng (tương đương với 10kg thóc theo giá hiện hành). Những người quản lý quỹ hưu nông dân luôn băn khoăn và trăn trở và rất cần sự quan tâm giúp đỡ, sự hỗ trợ của ngành chức năng, các cấp chính quyền địa phương để hoàn thiện cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí,… để người nông dân có thêm niềm động viên khi tuổi già.
Bài, ảnh: Phương Mai
http://baobacninh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 25137

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1084397

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72767106