19:50 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ Anh: Phát triển mô hình nuôi chim Cút, hướng đi hiệu quả

Chủ nhật - 09/11/2014 09:53
Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương và thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, trong những năm qua Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi đưa lại hiệu quả cao. Cùng với chăn nuôi các vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn, gà, vịt thì ở một số địa phươnng cũng đã du nhập nhiều loại giống nuôi mới, trong đó có mô hình nuôi chim cút.

 

Mô hình nuôi chim cutMô hình nuôi chim cut

 

 
        Ở nước ta, đã nhập các giống cút từ Anh, Pháp, Nhật. các loại chim cút này có màu vỏ trứng đặc trưng để nhận biết. Nhưng hiện nay ở các đàn cút đẻ thường nhận được trứng có nhiều màu pha trộn, đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau.
Để chăn nuôi cút thành công trước hết phải xây dựng lồng nuôi đảm bảo kỹ thuật. Thường thì người ta thiết kế và xây dựng chuồng nuôi dài khoảng 1m rộng khoảng 0,5 và cao 0,2m. Mỗi chuồng nuôi như vậy có thể  nuôi được 20 đến 25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng có thể vỡ đầu. Đáy lồng cần làm có độ dốc nhất định khoảng 2 đến 3% để trứng lăn ra. Đáy lồng thường làm  làm bằng lưới ô vuông 1 đến 1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và để phân lọt xuống vỉ hứng phân ở phía dưới, đễ dàng cho việc làm vệ sinh chuồng trại. Vách chuồng có các song dọc cách nhau 2,8 cm đủ kẻ hở cho cút lấy thức ăn, nước uống từ bên ngoài thành chuồng. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 1 đến 12cm để đặt vỉ hứng phân. Máng ăn, máng uống cho chim cút có  thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài khoảng  0,5m  hoặc 1 m, rộng khoảng  6 đến 7cm và cao khoảng 5 đến 7cm.
Khi mua cút giống nên chọn mua ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ. Phải chọn những con cút giống khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn… Cút con lúc 20 ngày tuổi có thể phân biệt trống mái. Nuôi đến 25 ngày tuổi thì chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Đối với cút mái nên chọn con lông ức màu vàng rơm, lốm đốm chấm đen. Đầu thanh tú, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại. Khối lượng 70 đến 75g/con lúc 20 ngày tuổi. Đối với cút trống nên chọn con lông ức và hai bên má màu nâu đỏ (verni) không xen màu khác. Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, 25 ngày tuổi nặng 70- đến 90gr.
          Cút mái bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên lúc 42 đến 45 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt cao nhất tới 90-95%. Đẻ tập trung vào buổi chiều 13 đén 18 giờ (khoảng 75% tổng số trứng đẻ/ngày). Thời gian đẻ kéo dài tới 60 tuần thì giảm đẻ. Mỗi ngày cút ăn 20 đến 25gr, thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr, cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và vitamin… Trong đó Đạm chiếm tỷ lệ 24 đến 26%, năng lượng trao đổi 2800 đến 3000 kcal/kg thức ăn, calcium 4%, các loại vitamin và nguyên tố vi lượng khác cao hơn thức ăn của gà 4 lần.
Thức ăn phải bảo đảm độ mịn, độ đồng đều cao, hợp vệ sinh, không ẩm, mốc. Nên cho cút ăn nhiều lần trong ngày. Việc thay đổi thức ăn cho cút phải từ từ, tránh đột ngột…. Tốt nhất là nên sử dụng thức ăn hổn hợp chế biến sẳn dùng cho cút đẻ của các nhà máy sản xuất. Mỗi ngày cút uống 50 đến 100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát, cho cút uống tự do.Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 20 đến 25 0C, mùa hè có nhiệt độ 35 đến 37 0C cút đẻ giảm đi nhiều. Vì vậy cần phải chống nóng cho cút trong mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Ánh sáng cần 16 giờ chiếu sáng/ngày. Dùng bóng đèn 40-60 W/3m2. Chim cút thường mắc một số bệnh như Dịch tả, Marek, thương hàn, cầu trùng…Để phòng bệnh cho cút đẻ phaỉ dùng vaccin. Cút 20 ngày tuổi dùng vaccin ND-Lasota hòa vào nước uống. Cách 3 tháng sau hòa cho uống lại. Định kỳ vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Không mua cút không rõ nguồn gốc hoặc từ những ổ dịch.Để phòng bệnh cho chim cút thì người chăn nuôi phải thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc tiêu độc khử trùng theo định kỳ. Thức ăn nước uống cho cút phải đảm bảo vệ sinh không ẩm mốc. Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch vệ sinh hàng ngày.

Theo M. Dung- M. Hải- P.Tuấn báo http://hatinh24h.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 416


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 489376

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70716691