12:10 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Làm đẹp" cho ruộng

Thứ năm - 16/07/2015 20:50
KTNT - Chương trình “công nghệ sinh thái” hay còn gọi là “ruộng lúa, bờ hoa” (trồng hoa trên bờ ruộng, vườn) đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân 22 tỉnh thành phía Nam.

Chương trình “công nghệ sinh thái” được thực hiện dựa trên phương pháp IPM. Đây là hoạt động trong chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với chi cục bảo vệ thực vật 22 tỉnh, thành phía Nam thực hiện. Chương trình được thực hiện từ vụ đông xuân 2012-2013 đến đông xuân 2014-2015 tại các xã xây dựng nông thôn mới.

Nội dung chính của mô hình là trồng các loại cây có hoa như mè, đậu bắp, soi nhái, xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ… trên các bờ ruộng nhằm dẫn dụ thiên địch, kiểm soát các loại sâu hại trên đồng ruộng, thiết lập sự cân bằng sinh thái đồng ruộng, giảm đáng kể số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân.

Mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” tại tỉnh Trà Vinh.

Sau hơn 4 năm triển khai, chương trình đã xây dựng thành công 57 mô hình “công nghệ sinh thái” trên lúa, rau và cây ăn trái tại các xã xây dựng nông thôn mới ở 22 tỉnh, thành phía Nam. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… Tổng diện tích của các mô hình đến nay đạt hơn 2.648ha, với sự tham gia trực tiếp của hơn 3.143 hộ nông dân.

“Ruộng lúa, bờ hoa” không chỉ giúp kiểm soát dịch hại, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất mà còn làm cho cảnh quan nông thôn tươi đẹp.

Ông Nguyễn Văn Giàu ở Bến Cầu (Tây Ninh) cho biết: “Nhờ áp dụng mô hình “công nghệ sinh thái”, ong và các loại côn trùng khác tới ruộng của tôi nhiều hơn, năng suất lúa cũng cao hơn, tăng thu nhập từ 900.000 - 2.900.000 đồng/ha/vụ. Cũng nhờ vậy mà việc sử dụng thuốc trừ sâu được hạn chế, gia đình tôi tiết kiệm đến 50% chi phí thuốc trừ sâu. Mô hình này còn giúp quản lý tốt dịch hại, kiểm soát rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như trước. Tuy nhiên, tôi đề xuất nên nghiên cứu trồng loại hoa nào có thể sử dụng được lâu dài, những loại hoa hiện nay có tuổi thọ khá ngắn nên chỉ sử dụng được một số mùa vụ rồi phải trồng lại”.

Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.

TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: “Ruộng lúa, bờ hoa” là một tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho  nông dân nhằm giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, tạo ra nông sản an toàn và thân thiện với môi trường. Thời gian tới, chương trình có thể mở rộng áp dụng trên vườn cây ăn trái cũng như rau màu để vừa tạo ra sự đa dạng về sinh học vừa giúp nông dân tăng lợi nhuận".

Theo: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 723

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 722


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1525032

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74572003