08:43 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Thứ năm - 16/05/2013 05:39
Với mô hình kinh tế tổng hợp, anh Trần Hữu Quyết (sinh năm 1973) ở thôn Huỳnh Xá Hạ, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có trong tay khoản lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/năm. Để có được điều đó ngoài bản tính cần cù, chịu khó, anh Quyết còn là người biết tính toán, dám nghĩ, dám làm.
Chuỗi mô hình kinh tế tổng hợp gồm 2 ha hồ nuôi tôm sú, một quầy dịch vụ kinh doanh thức ăn và các loại thuốc nuôi tôm, 3 ha trang trại tổng hợp gồm trồng lúa, chăn nuôi lợn, cá, gà, vịt… là minh chứng cụ thể về năng lực làm giàu của anh Quyết. Ở tuổi 40, có một cơ ngơi bề thế như anh là điều không phải ai cũng làm được. 

Một góc trang trại của anh Trần Hữu Quyết


Năm 2000, khi phong trào nuôi tôm ở Vĩnh Sơn mới bắt đầu, gia đình anh Quyết cũng chỉ có 2 hồ tôm rộng chưa đến 4 sào sau khi chuyển đổi một phần đất trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả sang đào ao nuôi tôm. Vốn cẩn trọng nên dù diện tích ít nhưng đầu vụ anh Quyết thường đích thân vào Nha Trang tìm hiểu, lựa chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng quy trình chăn nuôi nên năm nào anh Quyết nuôi tôm cũng có lãi. Khoản tiền lợi nhuận hàng năm anh đều dành để đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm. 

Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2010, khi nghề nuôi tôm ở Vĩnh Sơn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh hoành hành, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn đốn vì làm ăn thua lỗ nên bán hồ, anh Quyết đã mạnh dạn vay mượn tiền bạc thu mua ao hồ nâng diện tích nuôi tôm của gia đình lên 2 ha. Với diện tích này, trung bình mỗi vụ tôm trừ chi phí anh Quyết lãi ròng 400 triệu đồng. Trong quá trình mở rộng quy mô nuôi tôm, anh Quyết cũng nhanh nhạy nắm bắt thời cơ làm đại lý cung cấp thức ăn và các loại thuốc phục vụ nghề nuôi tôm. 

Anh Quyết giải thích: “Ở nghề nuôi tôm, thức ăn và thuốc xử lý môi trường, dịch bệnh, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho tôm chiếm phần lớn chi phí và quyết định sự thành công hay thất bại của vụ nuôi. Vì vậy để chủ động, tôi nhận làm đại lý cung cấp thức ăn và thuốc nuôi tôm để vừa lựa chọn được nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng vừa giảm một phần chi phí (vì lấy sản phẩm tận gốc). Sau những vụ thành công, người dân trong vùng tin tưởng nên thường đến đại lý của tôi để lấy các sản phẩm chăn nuôi tôm, từ đó quy mô đại lý của gia đình mở rộng dần. Hiện nay, riêng quầy dịch vụ này cũng mang lại nguồn thu cho gia đình tôi từ 200 - 300 triệu đồng/năm.”. 

Không dừng lại ở đó, cuối năm 2010, anh Quyết còn lập dự án xin UBND xã Vĩnh Sơn cho anh thuê 3 ha đất hoang hóa ở cánh đồng Huỳnh Xá Hạ làm trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp. Từ một vùng đất trũng, bạc màu, qua bàn tay cần mẫn của anh Quyết, một trang trại quy mô, bố trí kết hợp một cách liên hoàn, khoa học dần được hình thành. Trên mặt đất là khu chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín với 150 con/ lứa, 500 con gà thả vườn; dưới mặt nước là hệ thống ao hồ theo mô hình kết hợp cá - lúa - vịt. 

Để có được trang trại như hôm nay, anh Quyết đã đầu tư trên 1,5 tỷ đồng xây dựng cơ bản, chỉ riêng việc đổ đất tôn cao nền và xây kè ngăn lũ đã tốn một khoản kinh phí không nhỏ. Bỏ ra chừng ấy tiền để đầu tư xây dựng trang trại đúng lúc thị trường chăn nuôi ế ẩm, dịch bệnh xảy ra liên tục, anh Quyết vấp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình và bạn bè. Không nản lòng, anh vẫn lên kế hoạch hoàn thành trang trại theo phương châm “tập trung, khép kín”. 

Sau nhiều năm nuôi tôm thành công nhờ thực hiện quy trình chặt chẽ từ khâu chọn giống, nguồn thức ăn đến các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, anh Quyết đã đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích về chăn nuôi và áp dụng kiến thức này vào phát triển trang trại. Là trang trại tổng hợp nên tùy theo thời điểm, thời vụ và giá cả thị trường, anh Quyết điều chỉnh tăng giảm số lượng vật nuôi phù hợp để có hiệu quả cao nhất. Ví dụ thời gian gần đây, giá thịt lợn hơi trên thị trường xuống thấp, anh Quyết giảm đàn lợn và tăng đầu tư chăn nuôi cá. 

Ngoài mô hình cá lúa xen canh, anh Quyết còn xây dựng hệ thống bể xử lý chất thải chăn nuôi lợn trước khi đưa xuống hồ làm thức ăn cho cá. Trên diện tích hồ cá anh Quyết thả thêm 3.000 con vịt vừa có thêm nguồn thu vừa tận dụng nguồn phân vịt làm thức ăn cho cá. 

Nhờ tính toán hợp lý, trang trại của anh Quyết đã có những thành công bước đầu, qua 2 năm phát triển mỗi năm nguồn thu từ trang trại khoảng 700 triệu đồng, trừ chi phí lãi 150 triệu đồng/năm. 

Hiện anh Quyết dự kiến xây dựng thêm một khu chuồng trại chăn nuôi lợn nái nhằm chủ động nguồn giống cho trang trại, đồng thời trồng 3 - 4 sào cỏ chuẩn bị nguồn nguyên liệu để thực hiện kế hoạch chăn nuôi bò lai sinh sản. 
                                                    Bài, ảnh: LÂM THANH (baoquangtri.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 276

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 275


Hôm nayHôm nay : 44288

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72786257