14:33 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông giúp nhiều nông dân thành triệu phú

Thứ hai - 31/12/2012 05:11
Lão nông Lê Đức Giáp ở xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã biến giấc mơ “triệu phú” của nhiều nông dân quanh năm chân lấm tay bùn trở thành hiện thực nhờ mô hình trồng cam, có người thu cả bạc tỷ mỗi năm.
 

Ông Lê Đức Giáp bên cây cam cảnh, mặt hàng bán chạy vào dịp Tết. - Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng

Hơn 10 năm trước, ông Lê Đức Giáp mang giống cam ở huyện Văn Giang, Hưng Yên về trồng trên diện tích lớn, bà con lối xóm hoài nghi trước kế hoạch làm giàu của ông, có người bảo ông “làm liều”. Nhưng đó lại là một khởi đầu ngoạn mục…

 

Người mê cam

Khi chúng tôi đến, ông đang chuẩn bị sang huyện Chương Mỹ phổ biến kỹ thuật trồng cam, chanh đào cho hơn chục gia đình nông dân. “Bà con đang đợi tôi”.

Đến trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở xã Trần Phú, Chương Mỹ, không kịp nghỉ ngơi, ông Giáp ra ngay vườn chanh. “Hôm nay, trời không mưa, thuận lợi cho việc cắt ngọn để cây nảy mầm. Với cây chanh đào cần chú ý phòng trừ bệnh rệp đỏ và bệnh vẽ bùa. Sang năm, anh có thể dùng kỹ thuật ép cho cây ra hoa, đậu quả”.

Ông Giáp mê giống cây này từ năm 1996, trong một lần đi sang huyện Văn Giang, Hưng Yên mua hàng, tận mắt nhìn những vườn cam trĩu quả, chín đỏ cả cây. Lão nông năng động này lân la ở nhiều vườn cam để học hỏi cách làm. Rồi ông mua cây giống mang về trồng.

Về nhà, ông bỏ trồng lúa, phá ruộng lạc, dồn toàn bộ  số ruộng đất với diện tích hơn 1.000 mét vuông để trồng cam. Việc làm táo bạo này của ông đã mở đường cho một một hướng làm giàu mới, giúp cả làng, cả xã chuyển mình đi lên.

“Thấy tôi làm vậy, cả nhà phát hoảng, sợ hỏng không có gạo mà ăn. Hồi đó mê quá nên tôi làm liều. Lúc ấy, tôi cũng chưa dám chắc chất đất ở quê hợp với cây cam”, ông Giáp nói.

Không ngờ, vụ cam đầu tiên của ông thành công ngoài mong đợi. Cam chín rực khắp ruộng, vườn nhà. Tết năm đó, ông thu lãi 75 triệu đồng từ cây cam, cao gấp 10 lần so với cây lúa.

Thừa thắng xông lên, ông tiếp tục vay tiền, đấu thầu thêm ruộng đất, mở rộng diện tích trồng cam. Sắp tới, ông còn thuê hơn 1 ha đất đồi ở huyện Lạc Thủy, Hòa Bình để xây trang trại trồng cam với quy mô lớn.

Không bằng lòng với gì mình làm được, ông Giáp còn có một bước đi độc đáo để giúp nghề trồng cam của mình thăng tiến. Đó làm cam cảnh mang lại giá trinh kinh tế cao.

Đặc biết, trên một cây cam, ông có thể ghép được 5 loại quả khác nhau. Mặt hàng mới và độc này của ông bán rất chạy vào ngày giáp Tết. Riêng năm ngoái, ông bỏ túi hơn 300 triệu đồng nhờ cây cam cảnh. Ông đang thử nghiệm ghép 9 loại quả trên cùng một cây cam.

Nhìn lại cả năm 2011, ông bán gần 7 tấn cam, hơn 1.000 cây cam cảnh và khoảng 2 vạn cây giống. Trừ mọi chi phí, ông thu lãi hơn 500 triệu đồng. Năm nay, toàn bộ vườn cam nhà ông đã được thương lái đặt hàng, ước tính tổng thu nhập hơn 800 triệu đồng.

Giúp nhiều nhà nông làm giàu

 

Ông Giáp đang hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân ở xã Trần Phú trồng chanh đào. - Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng

Mấy ngày gần đây, từ sáng sớm cho đến tối, ông Giáp luôn bận rộn hướng dẫn kỹ thuật, cách trồng cam cho hàng chục gia đình nông dân ở xã Trần Phú, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Mấy năm qua, nhờ sự  tận tụy không biết mệt mỏi của lão nông này mà  giấc mơ làm giàu của nhiều người đã nằm trong tầm tay.

 

Điển hình như gia đình anh Đinh Văn Thắng ở xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ. “Vườn cam nhà tôi đã được thương lái về đặt hàng mấy ngày trước để bán vào dịp Tết. Ước tính giá trị hơn 700 triệu đồng”, anh Thắng cho hay.

Gần 10 năm trước, vợ chồng anh làm công nhân, thu nhập chẳng đáng là bao. Từ người quen, anh biết đến vườn cam nổi tiếng của ông Giáp. Lần đầu đến thăm vườn, anh đã nhìn thấy cơ hội “đổi đời” từ mô hình trồng cam đầy tiềm năng này.

Anh quyết định đưa vợ con về quê thuê đất trồng cam, làm nông dân. “Bây giờ, vợ chồng tôi cũng thu được vài trăm triệu đồng mỗi năm. Khi còn làm công nhân, lấy đâu ra số tiền đó. Tất cả cũng nhờ ông Giáp”, anh Thắng nói.

Riêng ở xã Cao Viên, nhiều nông dân trong xã đã mạnh dạn thuê ruộng để đất phát triển cây cam. Theo ông Giáp, tính sơ, cả xã cũng có khoảng 20 gia đình có diện tích trồng cam hơn 1 ha, thu về cả bạc tỷ mỗi năm.

Tiếng lành đồn xa, bà con nông dân ở nhiều tỉnh phía Bắc đã “đặt hàng” nhờ ông chuyển giao kỹ thuật trồng cam. Tính đến nay, ông đã giúp hơn 70 nông dân ở các tỉnh xây dựng thành công vườn cam.

“Sắp tới, tôi phải sang huyện Ba Vì, rồi lên tỉnh Hòa Bình vài ngày. Nhiều nông dân ở đó đã mời tôi về tận nhà tư vấn mô hình, chỉ bảo cách trồng cam cho họ”, ông Giáp cho biết.

Năm 2011, ông vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Một năm sau, ông lại được tôn vinh là một trong những Công dân Thủ đô ưu tú. Đó là sự nghi nhận xứng đáng cho những cố gắng không không biết mệt mỏi của ông giúp nhiều nông dân làm giàu.

Nguyễn Thắng

Theo  baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 376

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 371


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1068590

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71295905