18:24 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lập nghiệp từ nghị lực "tầm sư"

Chủ nhật - 12/08/2012 20:35
“Mỗi người sinh ra đều chọn cho mình một lối đi riêng trong cuộc đời, tùy theo khả năng và nghị lực rèn luyện. Nếu đi đúng hướng dễ thành công nếu đi sai thường chuốc lấy thất bại. Sự thành công suy cho cùng ngoài việc biết “tầm sư học đạo” điều quan trọng nhất vẫn là ý chí vươn lên sau mỗi lần vấp ngã...”. Đây là lời tâm sự chân thành của anh Lê Quế (năm nay 45 tuổi, quê xã Thạch Hưng – hiện sinh sống trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh).

 

Với nước da bánh mật, dáng người chắc đậm, tôi gặp Lê Quế trong một sự tình cờ khi đang vùi đầu cùng tốp thợ chuẩn bị hoàn chỉnh bức tranh trang trí trên tường cho một gia chủ đang xây biệt thự khá sang trọng tại phường Bắc Hà. Trong tiếng đục tiếng cưa xoèn xoẹt của cánh thợ mộc từ tầng ba dội xuống đến nhức cả đầu nhưng những người thợ được Quế chỉ đạo vẫn cúi gập mình tỉa tót từng chi tiết. Họ đang cố gắng làm sao cho các hạt đá kết dính tạo nên những màu sắc hài hòa đúng như bản vẽ. Cả anh cùng ba chàng thanh niên trẻ, nhanh nhẹn quần áo đều bạc phếch bụi đá. Mồ hôi chảy xuống mặt ran rát, nhưng niềm vui trào lên từ bức tranh rực rỡ gian nhà khiến họ quên đi mệt nhọc.

Lập nghiệp từ nghị lực `tầm sư`
Ông chủ Quế đang tỉa cây trên hòn non bộ

Bằng chất giọng chân quê mộc mạc, Lê Quế tâm sự: Anh có một thuận lợi riêng từ nhỏ là khi cầm bút viết chữ đã được cô giáo khen là chữ đẹp và có năng khiếu trong làm các môn thủ công. Những việc làm đơn giản như cắt chữ, xếp hình hay vắt nặn các hình quả bầu, quả bí, con cá, con chim mà cô giáo ra bài Quế bao giờ cũng dành điểm cao nhất lớp. Trong 3 năm học ở Trường cấp 3 Phan Đình Phùng, cậu học sinh này thường được cán bộ đoàn trường, lớp trưởng và thầy giáo chủ nhiệm tín nhiệm cử trang trí mỹ thuật tờ báo tường của lớp. Đặc biệt ngày lễ, tết trang trí hội trại, sân khấu biễu diễn văn nghệ ngoài trời.

Quế không từ chối bất cứ việc gì khi tập thể giao phó, chính vì vậy năng khiếu này đã có cơ may thuận lợi cho con đường lập nghiệp của anh sau này. Mặc dầu học hành khá, nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo, bố mẹ cày ruộng lại đông anh em nên ước mơ trở thành sinh viên đại học mỹ thuật công nghiệp của Quế không thể thực hiện được.

Sau vài năm ở nhà giúp gia đình để phát triển chăn nuôi trồng trọt nhưng đời sống gia đình của anh vẫn túng bấn, chi tiêu hết sức tùng tiệm. Năm 1990, nhờ bạn bè giới thiệu, Quế xin bố mẹ một khoản tiền dành dụm từ chăn nuôi bày lợn nái, để vào Sài Gòn với mục tiêu duy nhất : học nghề theo sở thích và năng khiếu của mình. Tại đây, Lê Quế đã được một ông chủ vừa là một thầy giáo giỏi vừa làm “giám đốc xưởng” có năng lực thực sự trong quá trình điều hành quản lý thợ.

Lập nghiệp từ nghị lực `tầm sư`
Một bức tranh đá do cơ sở của Lê Quế chế tác

Tính cách đặc biệt của ông chủ này là quý trọng những người thật thà, chịu khó và có năng khiếu. Lê Quế nằm trong tốp trò cưng” của ông. Đây là cơ hội vàng để Quế tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Chỉ sau 3 tháng học nghề anh đã được giao nhiệm vụ đắp nặn các mẫu hình như hổ, sư tử, cáo, dê... bằng thạch cao, đất sét.. Những mẫu hình anh làm khi bày ra đều có hồn duyên được khách hàng ưa thích.

Với nghị lực chịu khó và tiết kiệm, Quý tận dụng mọi thời gian, để nghe ngóng những lời bảo ban và chỉ dẫn của thầy. Từ sự khôn ngoan của người thầy ở đất Sài Gòn khiến anh bật dậy tư duy “Nên đưa nghề trang trí nội thất này về đất Hà Tĩnh”. Thế là sau 4 năm ở Sài Gòn làm thợ điêu khắc tranh đá, Quế đã dành dụm ít lưng vốn rồi về thành phố Hà Tĩnh.

Lê Quế đã thuê một gian nhà nhỏ ngay ở đường Phan Đình Phùng và thuê 4 công nhân lập xưởng. Vạn sự khởi đầu nan, thuận lợi thì rất ít khó khăn chồng chất lại nhiều. Khó khăn nhất đối với xưởng mi - ni của ông chủ nhỏ lúc này đấy là tìm được hợp đồng ký với khách hàng trong bối cảnh kinh tế ở Hà Tĩnh chưa phát triển, chưa ai xây biệt thự lớn. Quế lúc này chưa thành người nổi danh nên nhiều tháng tự mày mò đi tìm việc cho anh em làm nhưng lượng khách hàng quá ít ỏi. Tuy vậy anh không nản lòng và quyết tìm mọi cách để vượt qua.

Quế nhờ bạn bè người thân mai mối từ xa tới gần, để công nhân của mình có thể có việc làm như sơn tường, làm những hòn non bộ mi ni, trang trí bể cá cảnh. Với đức tính chịu khó và biết chiều theo ý khách nhờ thế anh bắt đầu có tiếng. Từ khách hàng ít đến nhiều khách hàng và sự đi tắt đón đầu của anh giờ đã trở thành hiện thực. Từ năm 2005 đến nay, nhiều khách hàng ở trong tỉnh đặc biệt là thành phố Hà Tĩnh đã tìm đến Lê Quế nhờ anh “đạo diễn và thực hiện kịch bản” trang trí nội thất.

Hiện nay, Lê Quế đã tạo công ăn việc làm cho 7 công nhân có mức lương mỗi tháng hơn 3 triệu đồng, đối với thợ giỏi mức lương 6 triệu đồng/tháng. Nhưng điều mà người thợ cảm thấy vui vẻ hơn đó là lời khen của khách hàng. Sản phẩm của mình không chỉ là mồ hôi còn kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật. Từ chuyện sơn các loại cao cấp: như sơn ván gỗ , sơn gốm đến làm sân vườn, chỗ nào thầy trò của Lê Quế làm chỗ đó hiện lên một vẽ đẹp huyền bí. Đặc biệt, anh đã được nhiều khách hàng giới “thượng lưu” ký hợp đồng làm các loại tranh đá trang trí tường nhà, làm hồn non bộ nơi công sở hay gia đình có diện tích rộng..

Tôi thầm mong không chỉ thành phố Hà Tĩnh có nhiều nhà đẹp có mang tranh đá có bài trí hòn non bộ của anh mà nghệ thuật và sức lao động cần cù ấy sẽ bay xa trên mọi nẻo đường.
 

Phan Thế Cải
Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626563

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853878