07:50 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết cứu người chăn nuôi

Thứ tư - 26/09/2012 23:13
Mô hình liên kết mới giữa người chăn nuôi, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và ngân hàng đang thu hút sự quan tâm của nhiều người chăn nuôi.

 

Trong đó người chăn nuôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi và mua TĂCN với giá thấp hơn giá thị trường,

 

Dù nhiều hộ chăn nuôi hiện nay thua lỗ, nhưng trang trại của anh Vũ Đình Khôi vẫn có lãi nhờ tham gia chương trình liên kết  - Ảnh: T.M.

 

Đây là mô hình thí điểm giữa Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Đồng Nai, Công ty TNHH Thanh Bình (Biên Hòa, Đồng Nai) và các hộ chăn nuôi bước đầu đem lại hiệu quả cho cả ba bên.

Nông dân hưởng lợi

Vừa gặp chúng tôi, anh Đỗ Quốc Phong (chủ trại chăn nuôi tại Gia Tân, Thống Nhất, Đồng Nai) đã khoe vừa đi trả lãi ngân hàng về, chỉ tốn 1 triệu đồng cho khoản vay 110 triệu đồng. Anh Phong cho biết trong chương trình liên kết giữa người chăn nuôi với Công ty Thanh Bình và Ngân hàng NN&PTNT, người chăn nuôi chỉ phải trả lãi suất 11%/năm, thấp hơn nhiều so với trước đây. Ngoài ra, thủ tục vay lại nhanh gọn, chỉ mất vài ba ngày và đặc biệt không mất tiền cò như trước khi tham gia chương trình này.

“Những lần trước đi vay 100 triệu đồng tôi mất đến hai tuần, nhưng khi nhận được tiền phải trả cho “cò” 4 triệu đồng...” - anh Phong nói.

Anh Phong cũng cho biết theo cam kết của chương trình, việc giải ngân và trả nợ khá linh hoạt, giải ngân theo nhu cầu sử dụng trong hạn mức và trả nợ gốc từng phần. Chẳng hạn, với hạn mức vay 100 triệu đồng, trong tháng đầu tiên của lứa heo, người chăn nuôi mua 50 triệu tiền cám thì chỉ cần đem hóa đơn đến ngân hàng sẽ được giải ngân đúng số tiền này. Đến tháng tiếp theo, nếu cần 50 triệu đồng mua cám, ngân hàng lại giải ngân đủ. Như vậy, thay vì giải ngân “một cục” 100 triệu đồng ngay từ đầu và chịu lãi cho số tiền này trong hai tháng như trước, hiện nay anh Phong chỉ phải trả lãi cho 50 triệu đồng tháng đầu và đến tháng thứ hai mới chịu lãi cho toàn bộ số tiền.

Người chăn nuôi nên tự cứu mình
Ông Nguyễn Thanh Quang, cán bộ tư vấn của Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tại VN, cho biết không riêng gì VN mà người nuôi heo trên khắp thế giới đều đang chịu cảnh bán lỗ do giá TĂCN tăng quá cao. Từ nay đến vụ ngũ cốc năm tới, giá TĂCN sẽ vẫn giữ ở mức cao như hiện tại hoặc tăng lên. Chính phủ Hoa Kỳ, Trung Quốc đã hỗ trợ người chăn nuôi bằng cách chi tiền mua heo tạm trữ đông lạnh nhằm giữ giá heo không giảm thêm. "Ở VN chưa có các chính sách hỗ trợ như vậy, người dân nên tự cứu mình bằng cách giảm giá thành sản xuất thông qua quản lý chuồng trại khoa học, sử dụng hợp lý các loại nguyên liệu TĂCN" - ông Quang nói.

Anh Vũ Đình Khôi (xã Gia Tân 1, Thống Nhất, chủ trại heo với tổng đàn lên đến gần 3.000 con, người vừa tham gia mô hình liên kết này được khoảng hai tháng) cho biết đã được ngân hàng cho vay 500 triệu đồng trong vòng sáu tháng. “Mô hình này có lợi cho người chăn nuôi, vừa được vay lãi suất thấp vừa được mua TĂCN với giá rẻ hơn so với cám của các công ty nước ngoài nên với những trại tự sản xuất con giống thì hiện nay vẫn có lời” - anh Khôi cho biết.

Theo các hộ chăn nuôi tham gia chương trình này, giá TĂCN của doanh nghiệp tham gia chương trình hiện thấp hơn đến 20% so với giá TĂCN bình quân trên thị trường.

Anh Phong cho biết nhờ tham gia mô hình liên kết này, không riêng gì anh mà nhiều hộ khác trong chương trình vẫn có lời dù nhiều người chăn nuôi khác bị thua lỗ trong thời gian qua do giá sản phẩm chăn nuôi giảm và giá cám liên tục tăng.

Anh Phong tính toán hiện giá thành một con heo 100kg (gồm tiền giống, cám, văcxin, thuốc, tiền công chăm sóc, điện nước, chiết khấu chuồng trại...) khoảng 36.000-37.000 đồng/kg trong khi giá bán là 38.000-39.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn có lời dù không nhiều. “Nhưng nếu mua cám qua đại lý thì người chăn nuôi phải tốn thêm 5% giá cám, chưa kể tiền cò vay ngân hàng nếu không tham gia chương trình này, người chăn nuôi coi như mất lời, thậm chí bị lỗ” - anh Phong nói.Chờ liên kết bốn nhà

Ông Phạm Đức Bình - tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, đơn vị tiên phong tổ chức liên kết này - cho biết sau hơn năm tháng triển khai đã có 15 hộ chăn nuôi tham gia mô hình này với số vốn được ngân hàng cho vay là 5 tỉ đồng. “Đây là mô hình mới nên có nhiều người chưa biết. Hi vọng thời gian tới chương trình sẽ được triển khai rộng rãi hơn để nhiều người chăn nuôi được hưởng lợi” - ông Bình nói.

Theo ông Nguyễn Huy Trinh -  giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Đồng Nai, trong mối liên kết này quyền lợi và trách nhiệm của các bên đều gắn kết với nhau thay vì tách biệt như trước kia. “Trước đây khi chưa có chương trình này, vấn đề lo lắng nhất của chúng tôi là người dân cầm một cục tiền về nhưng do chưa có nhu cầu sử dụng hết cho chăn nuôi nên đem tiền sử dụng vào mục đích khác, rất dễ kẹt vốn khi đến thời hạn trả tiền. Với cách làm hiện nay thì người dân chỉ được vay tiền khi mua cám chăn nuôi nên chúng tôi yên tâm cho vay hơn” - ông Trinh nói.

Tuy nhiên theo ông Trinh, trong mối liên kết này vẫn còn thiếu một khâu, đó là tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân. Hiện Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Đồng Nai cũng như Công ty Thanh Bình đang lên kế hoạch tiếp xúc với một số đơn vị chế biến giết mổ để liên kết nhằm khép kín quy trình này. Với tư cách là phó chủ tịch Hiệp hội TĂCN VN, ông Phạm Đức Bình cho biết đang kêu gọi thêm nhiều nhà sản xuất TĂCN cũng như nhiều ngân hàng tham gia chuỗi liên kết này, đồng thời kêu gọi các nhà giết mổ và chế biến tham gia.

Theo ông Bình, từ trước đến nay nhà máy sản xuất TĂCN và nông dân đứng tách biệt nhau. Hầu hết nhà máy đều thông qua hệ thống đại lý để bán hàng cho nông dân đã đẩy giá bán đến nông dân cộng thêm ít nhất 5%. Với cách bán trực tiếp này, người dân giảm được 5% chi phí TĂCN. Một điều quan trọng nữa, đó là thông qua mối liên kết này nhà sản xuất phải đảm bảo uy tín của mình với người dân. “Nếu chúng tôi bán cám chất lượng kém cho người dân thì hiệu quả chăn nuôi thấp, họ có thể không trả tiền được cho ngân hàng và ngân hàng sẽ không trả tiền cho nhà máy nữa, mối liên kết này sẽ chấm dứt” - ông Bình cho biết.

Trần Mạnh
Nguồn tuoitre.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 34382

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 898406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72581115