20:48 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước tưới sang trồng ngô: Thu nhập tăng hơn 20%

Chủ nhật - 16/11/2014 03:17
Thực hiện chủ trương chuyển đổi đất sản xuất lúa thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng cây trồng cạn, trong vụ Hè Thu 2014, huyện Mộ Đức đã phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất lúa thiếu nước tưới sang trồng ngô lai. Mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
 
Mô hình được triển khai trên quy mô 30 ha (trên diện tích sản xuất lúa trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014) với 182 hộ tham gia tại 4 thôn của xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Giống ngô đưa vào sản xuất là CP 333. Thời vụ gieo trồng, tập trung trong trung tuần tháng 5 năm 2014. Qua theo dõi của cán bộ kỹ thuật, ngô trổ cờ sau trồng từ 44 – 46 ngày; thời kỳ chín sáp từ 92 – 94 ngày. Chiều cao cây từ 185 – 208 cm; chiều cao đóng bắp từ 100 – 115 cm; chiều dài bắp từ khoảng 18 cm và đường kính từ 4 – 4,3 cm.
Chị Ngô Thị Thúy, thôn Thanh Long, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, nông dân tham gia mô hình cho biết khi chuyển đất từ sản xuất lúa sang trồng ngô chúng tôi gặp khó khăn trong khâu làm đất; cây ngô ban đầu sinh trưởng cũng không được tốt. Tuy nhiên càng về sau cây ngô càng phát triển tốt, chống chịu hạn hơn cây lúa nhiều, không cần quá nhiều nước tưới. Trong suốt thời gian sinh trưởng, chỉ có 3 đối tượng sâu, bệnh gây hại là sâu đục thân, sâu đục bắp và bệnh khô vằn, nên cũng không khó để phòng trừ.
Mô hình được triển khai tại bốn cánh đồng khác nhau tại 4 thôn trong xã nhưng hầu hết ngô đều sinh trưởng, phát triển tốt. Năng suất thực thu bình quân của mô hình đạt trên 82 tạ/ha. Tổng thu của mô hình ước tính khoảng 47 triệu đồng/ha, cao hơn so với ruộng lúa đối chứng khoảng 17 triệu đồng/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, ruộng ngô lãi ròng trên 20 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng lúa trên 7 triệu đồng/ha. Anh Võ Tấn Viên, một nông dân tham gia mô hình cho biết, trồng ngô ít tưới nước hơn, sâu bệnh dễ theo dõi. Ngoài ra, hiện nay, so với làm lúa thì làm ngô bà con nông dân chúng tôi có thể tận dụng lao động gia đình nên đỡ tốn tiền cơ giới hóa hơn, cùng với năng suất ngô vượt trội nên chuyển từ lúa sang ngô mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Phát biểu tại Hội nghị đầu bờ mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng ngô, ông Lê Văn Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi nhận định: Vùng đất xây dựng mô hình rất phù hợp, đúng mục đích, chủ trương chuyển đổi chung của tỉnh. Đây là vùng thiếu nước, nếu sản xuất lúa thì năng suất rất thấp. Còn khi chuyển đổi sang trồng ngô thì rõ ràng hiệu quả hơn rất nhiều. Những năm đầu chuyển đổi đất lúa sang ngô bà con sẽ gặp khó khăn trong khâu làm đất. Do đó, các cấp, các ngành và địa phương cần vận động để bà con nông dân có điều kiện tiếp tục chuyển đổi theo đúng chủ trương của tỉnh. Kết quả thành công của mô hình đã gợi mở để Trung tâm có định hướng mới trong việc lựa chọn mô hình chuyển giao cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới, ông Việt cho biết thêm như thế.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước kém hiệu quả sang trồng ngô cần tiếp tục được nhân rộng. Ngoài ra, khâu đầu ra cho sản phẩm cây ngô cũng cần được các ngành, các cấp quan tâm. Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, hạt ngô do bà con nông dân trong nước sản xuất có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với hạt ngô nước ngoài. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ của ngô trong nước lại không cạnh tranh được với ngô thế giới về giá cả vì hai lý do chính. Thứ nhất, hiện nay sản xuất ở ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, sản lượng hàng hóa nhỏ, thiếu tập trung nên không thu hút các doanh nghiệp thu mua. Thứ hai, do tập quán sản xuất, chế biến của nông dân trong nước còn thủ công, thiếu kỹ thuật, nên hạt ngô không đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu nên khó tiêu thụ với số lượng lớn. Giải quyết được hai trở ngại này thì đầu ra của cây ngô sẽ có nhiều triển vọng.
Văn Hùng  :
Theo: quangngai.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 359

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 357


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000126

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71227441