23:53 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại Đan Phượng Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao

Chủ nhật - 12/05/2013 23:25
Năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại một số hộ nông dân trên địa bàn. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, đến nay toàn huyện Đan Phượng có hàng trăm hộ nông dân nuôi chim trĩ, góp phần nâng cao thu nhập.
Diện tích nhỏ, lãi lớn

Một trong những hộ đầu tiên nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ ở Đan Phượng là ông Phùng Văn Thọ, thôn Phương Mạc, xã Phương Đình. Thông qua Trạm Khuyến nông huyện, ông Thọ đã tìm đến Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) mua 35 con chim trĩ giống về nuôi thử, trong đó có 10 con mái và 25 con trống. Chỉ sau hơn 6 tháng chim mái bắt đầu đẻ trứng. Vừa bán, vừa nhân giống, đến nay đàn chim trĩ đỏ của ông Thọ lên tới gần 100 con với diện tích chuồng nuôi 30m2. Hiện giá bán trứng chim trĩ khoảng 20.000 đồng/quả, chim con mới bóc trứng là 45.000 đồng/con, chim úm 80.000 đồng/con. Năm 2012 thu nhập từ chim trĩ của gia đình ông đạt 70 triệu đồng và 4 tháng đầu năm 2013 ông đã thu được 21 triệu đồng.
 
 
 
Mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ của chị Đỗ Thị Thúy xã Song Phượng, huyện Đan Phượng.  Ảnh:  Thắng Văn
 

Tương tự, gia đình chị Đỗ Thị Thúy, thôn Thuận Thượng, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng cũng tận dụng khoảng sân nhỏ để làm chuồng trại nuôi 100 con chim trĩ đỏ khoang cổ từ cuối năm 2012, trong đó có hơn 30 con chim mái. Đến cuối tháng 4/2013, đàn chim bắt đầu cho thu hoạch, số lượng trứng đạt hơn 20 quả/ngày. Chị Thúy tính toán, đến nay tiền bán trứng chim trĩ đã đủ chi phí đầu tư giống 5 triệu đồng và bắt đầu có lãi. "Dự kiến, với đàn chim hiện tại, mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 12 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần trồng lúa, ngô" - chị Thúy chia sẻ.

Theo Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng, từ mô hình điểm triển khai năm 2012, đến nay, toàn huyện có trên 100 hộ nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ, tập trung ở các xã Hạ Mỗ, Phương Đình, Song Phượng, Đan Phượng... Mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với quy mô hộ gia đình. Cụ thể, với quy mô nuôi khoảng 20 - 30 chim mái có thể cho thu nhập 70 - 100 triệu đồng/năm, nuôi khoảng 100 con chim thịt cho thu nhập 30 triệu đồng/năm.

Tiếp tục nhân rộng
 
Theo các hộ chăn nuôi, chim trĩ đỏ khoang cổ có sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh. Hơn nữa, lượng tiêu tốn thức ăn ít, giai đoạn chim đẻ ăn chỉ khoảng 0,5 - 0,6g cám/ngày, giai đoạn ăn nhiều nhất cũng chỉ đạt 1g/ngày. Thức ăn cho chim có thể sử dụng nguyên liệu sẵn có từ nông nghiệp như cám thóc, ngô pha lẫn cám hỗn hợp công nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cần lưu ý chăm sóc tốt cho chim ở giai đoạn úm và giữ chuồng trại sạch sẽ, đủ ấm, khô ráo, tránh để chim bị ướt lông.Ông Nguyễn Hữu Cương, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng cho biết, so với một số loại con đặc sản khác như dế, chồn nhung, ba ba... thì chim trĩ đỏ khoang cổ dễ nuôi, hiệu quả và có triển vọng thị trường tiêu thụ lớn. Chính vì vậy, Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng đã đề nghị với Trung tâm Khuyến nông, Sở NN&PTNT Hà Nội cho triển khai nhân rộng mô hình. Định hướng của huyện Đan Phượng là xây dựng huyện trở thành điểm tham quan và cung cấp chim trĩ cảnh, chim thịt cho Hà Nội cùng một số địa phương khác.

Hiện nay, toàn bộ các hộ nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ đều được Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng hướng dẫn đăng ký với cơ quan kiểm lâm địa phương do đây là động vật hoang dã. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình, theo ông Cương, thành phố cần có chính sách hỗ trợ giống, vốn, tập huấn kỹ thuật cho người nông dân. Đặc biệt, ông Cương khuyến cáo, trong thời điểm dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp như hiện nay, các hộ chăn nuôi cần lưu ý xử lý vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

 
Chim trĩ đỏ khoang cổ được Viện Chăn nuôi nhân nuôi, bảo tồn thành công năm 2006. Chim có nhiều đặc tính tốt như năng suất thịt, trứng cao. Con trống 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 1,6 – 2kg/con, con mái đạt 1,2 – 1,5 kg/con, con mái đẻ 90 – 100 quả trứng/năm.


 
Thiên Tú  (ktdt.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 331


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1010678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71237993